Vụ lao động Belarus kêu cứu: Lộ kiểu "quay tiền" khép kín của SELACO

02/04/2015 08:31
XUÂN QUANG
(GDVN) - Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung tâm Petromanning đã "thay mặt" Công ty SELACO thu nhiều khoản tiền mập mờ của người lao động...

Thu phí mập mờ

Hàng chục lao động Việt Nam vừa trở về từ Belarus có nguy cơ trắng tay sau thời gian ngắn làm việc tại nước bạn. Vào thời điểm trước khi xuất cảnh, người lao động phải đóng nhiều khoản chi phí mập mờ.

Theo đó, để hoàn tất thủ tục sang làm việc tại Belarus, ông Đặng Đình Hòa – Phó giám đốc Công ty SELACO đã thông qua đơn vị trung gian, Trung tâm xuất khẩu lao động và dịch vụ (gọi tắt là Petromanning) để tuyển lao động.

Mặt khác, để có nguồn lao động cung ứng cho Công ty SELACO, lãnh đạo Trung tâm Petromanning đã “ủy quyền” cho đội “cò” chuyên nghiệp, trực tiếp đến các địa phương (Thanh Hóa, Hà Tĩnh…) vận động người dân đi xuất khẩu lao động.

Với mỗi lần giới thiệu, đưa người đi xuất khẩu lao động thành công, theo chính người lao động tố cáo thì “cò” chuyên nghiệp thường lấy của họ số tiền từ 3-5 triệu đồng.

“Để mồi chài người lao động, T. (“cò” – PV) đưa ra mức lương hấp dẫn từ 1.000USD – 1.500USD mà lao động có thể nhận được khi làm việc tại nước bạn. Sau khi đồng ý đi xuất khẩu lao động, T. giới thiệu người lao động đến Trung tâm Petromanning, để hoàn thiện các thủ tục giấy tờ, tài chính…”, anh N.V, một lao động vừa trở về từ Belarus cho biết.

Phí xuất khẩu lao động được chuyển vào một tài khoản cá nhân của nhân viên công tác tại trung tâm Petromaning (ảnh: ĐỨC THIỆN)
Phí xuất khẩu lao động được chuyển vào một tài khoản cá nhân của nhân viên công tác tại trung tâm Petromaning (ảnh: ĐỨC THIỆN)

Cũng theo xác minh, hầu hết hồ sơ tuyển dụng, các khoản chi phí, tuyển chọn người lao động, đều thông qua đơn vị trung gian - Trung tâm Petromanning.

Theo tố cáo, để được đi xuất khẩu lao động, mỗi lao động phải nộp cho Trung tâm này (hoặc thông qua “cò” lao động) tổng số tiền lên tới gần 100 triệu đồng (chưa tính chi phí ăn ở, đi lại, tiền học tiếng). 

Số tiền này được thu theo hình thức chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của nhân viên Trung tâm này, hoặc người lao động nộp tiền mặt tại trung tâm nhưng không được trung tâm xuất phiếu thu.

Cũng theo phản ánh của nhiều lao động, hầu hết người lao

động nộp tiền cho Trung tâm Petromanning đều không được hướng dẫn các khoản phí cụ thể khi đi xuất khẩu lao động.

“Họ nói đi xuất khẩu lao động phải mất chi phí như vậy, nhưng không hướng dẫn cụ thể số tiền thu đó bao gồm các khoản gì? Chúng tôi vì không được học hành đến nơi đến chốn nên không nắm rõ được vấn đề tiền nong mà đơn đã thu”, anh T.V.T (Thanh Hóa) cho biết”.

Hầu hết số lao động đã qua "đào tạo" tại Trung tâm này sau đó đều được chuyển sang, ký hợp đồng xuất khẩu lao động với Công ty SELACO do ông Đặng Đình Hòa làm Phó giám đốc.

Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng làm việc tại Belarus, hầu hết lao động Việt Nam đều phải viết xin về nước bởi công việc không ổn định, chế độ đãi ngộ không tương xứng với sức lao động bỏ ra…Sự việc khiến nhiều lao động lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”

Sai quy định

Trước sự việc có liên quan, trong cuộc trao đổi với phóng viên hôm 26/3, ông Đặng Đình Hòa, Giám đốc Trung tâm Petromenning (kiêm Phó giám đốc Công ty SELACO) cho rằng đã làm đúng luật và hết trách nhiệm.

“Mọi vấn đề từ khâu tuyển dụng, đào tạo, ký hợp đồng xuất khẩu lao động chúng tôi đều thực hiện đúng theo quy định. Các giấy tờ, văn bản liên quan đến việc xuất khẩu lao động của chúng tôi đều đã được Cục quản lý lao động ngoài nước thông qua, cho phép”, ông Hòa nói.

Ông Đặng Đình Hòa - Giám đốc Trung tâm Petromanning (ảnh: QUỐC TOẢN)
Ông Đặng Đình Hòa - Giám đốc Trung tâm Petromanning (ảnh: QUỐC TOẢN)

Về các khoản chi phí Trung tâm đã thu từ phía ngươi lao động,  ông Đặng Đình Hòa cho rằng, đơn vị thực hiện đúng quy định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía lãnh đạo Trung tâm này từ chối cung cấp chi tiết các khoản phí đã thu của người lao động: “Chúng tôi sẽ chuyển cho các anh sau”, ông Hòa nói.

Như vây, việc Trung tâm Petromanning “thay mặt” Công ty SELACO đứng ra tuyển dụng, thu phí…của người lao động, có đúng theo các quy định của pháp luật?.

Về việc này,  chiều ngày 1/4, trao đổi với Báo điện tử Giáo

"Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính với các vi phạm trong lĩnh vực lao động cũng nói rõ mức phạt 40 triệu đồng nếu phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu lao động không tuyển chọn trực tiếp...", ông Nguyễn Xuân An - Phó  chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động.

dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân An, Phó  chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động (VAMAS) cho biết, quy định của pháp luật về lĩnh vực xuất khẩu lao động  bắt buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp tuyển dụng lao động. 

"Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính với các vi phạm trong lĩnh vực lao động cũng nói rõ mức phạt 40 triệu đồng nếu phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu lao động không tuyển chọn trực tiếp. Trên thực tế, việc tuyển dụng thông qua “cò” lao động lại diễn ra tương đối phổ biến", ông An cho biết.

Ông An cũng cho biết thêm, nhiều cơ sở xuất khẩu lao động không hoạt động đơn lẻ mà thậm chí thông qua nhiều tầng nấc khác nhau, làm tăng thêm các loại phí đen…

XUÂN QUANG