Chùm ảnh: Chuột và những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người

02/03/2012 00:00
Thọ Nguyên
(GDVN) - Chuột là loài động vật gây rất nhiều tác hại đối với cuộc sống của con người, chúng không chỉ gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế như: phá hoại mùa màng, nhà kho và làm hỏng các vật dụng có giá trị … Mà chúng còn gây ra rất nhiều những căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
Chuột là loài sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng. Một đôi chuột cống sau một năm có thể sinh ra một đàn con, cháu, chắt đông đến 800 con, sau 3 năm nếu không bị hạn chế sẽ có thể sinh ra 20 triệu con.
Chuột là loài sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng. Một đôi chuột cống sau một năm có thể sinh ra một đàn con, cháu, chắt đông đến 800 con, sau 3 năm nếu không bị hạn chế sẽ có thể sinh ra 20 triệu con.
Chuột vừa là loài trực tiếp vừa là con vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và có thể dãn đến tử vong.
Chuột vừa là loài trực tiếp vừa là con vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và có thể dãn đến tử vong.
Chuột gây nên dịch hạch và sốt: Do loài bọ chét của chuột Xenopsilla cheopris có thể trực tiếp nhảy sang người gây ban đỏ, nổi mẩn và ngứa. Bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong .
Chuột gây nên dịch hạch và sốt: Do loài bọ chét của chuột Xenopsilla cheopris có thể trực tiếp nhảy sang người gây ban đỏ, nổi mẩn và ngứa. Bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong .
Chuột gây nên bệnh viêm màng não: Do loài ký sinh Myobia musculi, Notoedres muris và Notoedres cuniculi trên chuột lây sang người gây ra. Sau khi ký sinh vào người, sẽ di chuyển đến phần chất xám của não, phát triển tiếp thành dạng giun xoắn.
Chuột gây nên bệnh viêm màng não: Do loài ký sinh Myobia musculi, Notoedres muris và Notoedres cuniculi trên chuột lây sang người gây ra. Sau khi ký sinh vào người, sẽ di chuyển đến phần chất xám của não, phát triển tiếp thành dạng giun xoắn.
Chuột gây nên bệnh gạo sán gan: ký sinh trùng ở chuột là trung gian tạo ra loài sán dây gây nên bệnh này.
Chuột gây nên bệnh gạo sán gan: ký sinh trùng ở chuột là trung gian tạo ra loài sán dây gây nên bệnh này.
Bị chuột cắn không chỉ đau, vết thương dễ bị nhiễm khuẩn, mà còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm, đáng chú ý là bệnh dại và bệnh sodoku…
Bị chuột cắn không chỉ đau, vết thương dễ bị nhiễm khuẩn, mà còn có thể mắc một số bệnh nguy hiểm, đáng chú ý là bệnh dại và bệnh sodoku…
Ngoài gây bệnh cho con người chuột còn là tác nhân phá hoại kinh tế như: hoa màu, gỗ, giấy, dây điện, điện thoại, ống nước, ống điều hoà ….
Ngoài gây bệnh cho con người chuột còn là tác nhân phá hoại kinh tế như: hoa màu, gỗ, giấy, dây điện, điện thoại, ống nước, ống điều hoà ….
Để hạn chế tác hại về kinh tế cũng như sự lây lan dịch bệnh từ chuột sang người chúng ta có nhiều cách để phòng tránh
Để hạn chế tác hại về kinh tế cũng như sự lây lan dịch bệnh từ chuột sang người chúng ta có nhiều cách để phòng tránh
Dùng phương pháp thủ công để tiêu diệt chuột như đào, đổ nước để bắt chuột
Dùng phương pháp thủ công để tiêu diệt chuột như đào, đổ nước để bắt chuột
Tuy điều kiện kinh tế và không gian các gia đình có thể nuôi các loài động vật săn bắt và ăn thịt chuột như: trăn, chó, mèo, …
Tuy điều kiện kinh tế và không gian các gia đình có thể nuôi các loài động vật săn bắt và ăn thịt chuột như: trăn, chó, mèo, …
Có thể dùng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt chuột như bả chuột. Tuy nhiên đây là biện pháp nguy hiểm đối với các gia súc, vật nuôi trong gia đình khi nó ăn phải chuột chết vì bả.
Có thể dùng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt chuột như bả chuột. Tuy nhiên đây là biện pháp nguy hiểm đối với các gia súc, vật nuôi trong gia đình khi nó ăn phải chuột chết vì bả.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu 1 công cụ bằng điện có thể tiêu diệt được chuột nhưng không đủ lớn để làm thiệt hại vật nuôi khác cũng như con người.
Trong thời gian gần đây đang rộ lên phong trào bắt chuột làm các món “nhậu”, phương pháp này cũng làm giảm được khả năng phát triển và tác hại của chuột.
Trong thời gian gần đây đang rộ lên phong trào bắt chuột làm các món “nhậu”, phương pháp này cũng làm giảm được khả năng phát triển và tác hại của chuột.
Tuy nhiên, khi bắt chuột và sử dụng làm thức ăn cần phải rất cẩn trọng vì không phải loại chuột nào cũng có thể làm thức ăn được. Có những loại khi sử dụng làm thức ăn sẽ gây nên các bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người. Đặc biệt là loại chuột hạch.
Khi tiêu diệt chuột với số lượng lớn, cách tốt nhất là nên tập trung lại là tiêu hủy bằng cách rắc vôi và chôn sâu. Nếu không xử lý đúng cách vô tình chính chúng ta lại gây nên những mầm bệnh mới ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Khi tiêu diệt chuột với số lượng lớn, cách tốt nhất là nên tập trung lại là tiêu hủy bằng cách rắc vôi và chôn sâu. Nếu không xử lý đúng cách vô tình chính chúng ta lại gây nên những mầm bệnh mới ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Thọ Nguyên