Video: 20 lính Trung Phi tấn công dã man một phiến quân

06/02/2014 10:57
Nguyễn Hường
(GDVN) - Một binh sĩ còn đâm lên thi thể nạn nhân, sau đó kéo lê trên đường phố trong tình trạng gần như không mặc gì.

Một nhóm binh sĩ của Cộng hòa Trung Phi đã tấn công tàn bạo một người đàn ông được cho là thành viên của tổ chức nổi loạn chỉ vài phút sau buổi lễ cam kết khôi phục an ninh  của tân Tổng thống.

Binh sĩ Trung Phi đâm kẻ tình nghi là cựu thành viên của nhóm đảo chính Seleka.
Binh sĩ Trung Phi đâm kẻ tình nghi là cựu thành viên của nhóm đảo chính Seleka.
Theo Daily Mail, khoảng 20 binh sĩ mặc đồng phục tấn công một người đàn ông được cho là thành viên của Seleka, nhóm phiến quân chủ yếu là người Hồi giáo từng tiến hành đảo chính hồi tháng 3/2013 và lên cầm quyền trong 9 tháng, trước khi đâm người này liên tục đến chết.

Một binh sĩ còn đâm lên thi thể nạn nhân, sau đó kéo lê trên đường phố trong tình trạng gần như không mặc gì, để mọi người xem và chụp ảnh.

Nhóm khoảng 20 binh sĩ tấn công người đàn ông không vũ trang.
Nhóm khoảng 20 binh sĩ tấn công người đàn ông không vũ trang.
Peter Bouckaert, Giám đốc chương trình khẩn cấp của Human Right Watch tại Bangui, viết trên Twitter cho biết thi thể của người đàn ông trên đã bị hỏa hiêu. 

Vụ việc diễn ra chỉ 10 phút và cách khoảng 20 mét nơi Tổng thống Catherine Samba-Panza đọc diễn văn trước ít nhất 1000 binh sĩ, trong đó kêu gọi quân đội hỗ trợ khôi phục an ninh. 

Nạn nhân bị đâm nhiều lần sau khi chết.
 Nạn nhân bị đâm nhiều lần sau khi chết.
Seleka đã giải tán hồi tháng 1 khi Tổng thống mới được bầu với sự phẫn nộ sâu sắc của đa số người Ki tô giáo sau nhiều tháng bắn giết. 
Bà Samba-Panza được bổ nhiệm cách đây 2 tuần sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính Michel Djotodia bước xuống dưới áp lực quốc tế vì không chấm dứt được bạo lực. 
Thi thể nạn nhân sau đó đã bị thiêu.
Thi thể nạn nhân sau đó đã bị thiêu.
Cộng hòa Trung Phi là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Phi mặc dù rất giàu khoáng sản. Quốc gia này có lịch sử bất ổn kéo dài và đã xảy ra 5 cuộc đảo chính kể từ khi giành độc lập từ Pháp vào năm 1960.
Khoảng 1 triệu người, chiếm 1/4 dân số của Trung Phi, đã rời bỏ nhà cửa vì các cuộc bạo lực diễn ra trong thời gian qua. 
Sự hiện diện của 1.600 lính Pháp và 5.000 binh lính châu Phi đến nay vẫn thất bại trong việc ngăn chặn bạo lực mà theo thống kê của Liên Hợp Quốc đã giết chết hơn 2.000 người. 
Nguyễn Hường