TÂN HOA XÃ, TRUNG QUỐC

Báo Trung Quốc phản ứng Mỹ thúc phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển

27/05/2012 09:26
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Mỹ thúc đẩy gia nhập Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, xây dựng mạng lưới bao vây Trung Quốc, trấn giữ lâu dài huyết mạch Trung Quốc…
Ngày 23/5, cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tham dự phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ để thúc đẩy thông qua "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" nhằm gia tăng can thiệp vấn đề biển Đông.
Ngày 23/5, cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tham dự phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ để thúc đẩy thông qua "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" nhằm gia tăng can thiệp vấn đề biển Đông.

Cấp bách dùng Công ước Luật biển để ràng buộc Trung Quốc

Ngày 25/5/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và lãnh đạo Quân đội Mỹ đã kêu gọi người Đảng Cộng hòa bảo thủ cùng thông qua Công ước Luật biển đã bị xem nhẹ lâu nay.

Hillary Clinton cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Dempsey cùng có mặt tại Ủy ban Ngoại giao Thượng viện nhằm mục đích thúc đẩy thông qua “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”.

Mỹ là nước lớn duy nhất hiện nay từ chối ký công ước này. Hillary cho biết, Mỹ chưa phê chuẩn công ước này sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của họ đối với các đồng minh ở biển Đông, Thái Bình Dương đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này đã vượt khỏi phạm vi cho phép của công ước.

Điều khiến Trung Quốc tức giận là, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ Obama tuyên bố, tuy Mỹ không phải là nước đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông, nhưng họ quan tâm đến việc giải quyết hòa bình tranh chấp và quyền tự do đi lại ở vùng biển này.

Hillary nói: “Là một nước không phải đương sự, chúng ta dùng ưu thế luật pháp để nói chuyện với Trung Quốc. Chúng ta tự để mình ở thế thủ. Sự ủng hộ của chúng ta đối với bạn bè và đồng minh ở khu vực này không được mạnh mẽ như tôi mong muốn. Đây không phải là vị trí của một cường quốc biển số 1 thế giới”.

Dempsey cho rằng, khi cạnh tranh tài nguyên ngày càng trầm trọng, phê chuẩn công ước sẽ tăng cường lợi ích an ninh của Mỹ, bởi vì điều này sẽ làm rõ định nghĩa quyền hàng hải và vùng biển, “việc làm rõ định nghĩa sẽ đem lại sự ổn định. Trong thời điểm hiện nay chúng ta bắt đầu chuyển lợi ích an ninh tới Thái Bình Dương, điều này trở nên rất quan trọng”. Nhưng trong số 47 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã có 26 người không ký tên phê chuẩn công ước.

Tàu chiến Mỹ trên biển Đông (ảnh từ Internet).
Tàu chiến Mỹ trên biển Đông (ảnh từ Internet).

Ngày 24/5/2012, tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản cho rằng, Chính phủ Mỹ bắt đầu hành động để gia nhập “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”.

Theo bài viết, nhiều năm qua, Mỹ chưa gia nhập công ước này, nhưng việc Trung Quốc tiến quân ra đại dương đã thúc đẩy Mỹ đẩy nhanh thảo luận gia nhập công ước này.

Công ước này đã tiến hành quy định về quy tắc và quyền lợi hải dương cơ bản như lãnh hải. Do lo ngại quyền hạn phải giao cho tổ chức quốc tế và hoạt động của hải quân bị hạn chế, Quốc hội Mỹ chưa thông qua công ước này.

Tân Hoa xã Trung Quốc bình luận: "trong vấn đề chủ quyền biển Đông, do chưa gia nhập công ước, việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế đã thiếu sức thuyết phục".

Tại phiên điều trần của Thượng viện Mỹ ngày 23/5/2012, Tân Hoa xá tuyên truyền rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta chỉ ra: “Bản thân không gia nhập công ước luật biển, làm sao có thể yêu cầu nước khác tuân thủ quy tắc quốc tế?”.

Cơ quan ngôn luận này của Trung Quốc nói tiếp rằng, bà Hillary cũng cho biết: “Bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông là lợi ích quốc gia rất quan trọng của Mỹ, gia nhập công ước có lợi cho việc tăng cường sự tin cậy của nước khác đối với Mỹ”. Sau khi kết thúc cuộc bầu cử vào tháng 11/2012, Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành biểu quyết về vấn đề này.

Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế bình thường của nước khác ở vùng biển có chủ quyền của họ (như cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam năm 2011).
Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế bình thường của nước khác ở vùng biển có chủ quyền của họ (như cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam năm 2011).

Ngày 23/5/2012, tờ “Thời báo Tài chính” Anh cho rằng, tuần này Thượng viện Mỹ tiếp tục tìm cách thúc đẩy phê chuẩn “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”.

Hiện nay, ý nghĩa của vấn đề này ngày càng sâu sắc. Nếu Mỹ phê chuẩn công ước này, thì khi Mỹ tiếp tục kiên trì giải quyết tranh chấp biển Đông theo phương thức đa phương, luận cứ hiệu quả nhất của Bắc Kinh sẽ không còn đứng vững. Trừ phi Thượng viện Mỹ phê chuẩn công ước này, nếu không Trung Quốc có thể cáo buộc Mỹ thực hiện tiêu chuẩn kép.

Tiến hành cuộc chiến tấn công và phòng thủ với Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương

Ngày 24/5/2012, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản có bài viết nhan đề “Hội nghị các nhà lãnh đạo đảo quốc Thái Bình Dương kiềm chế Trung Quốc tranh đoạt bá quyền trên biển”.

Hội nghị các nhà lãnh đạo diễn đàn đảo quốc Thái Bình Dương và Nhật Bản lần thứ 6 do Nhật Bản đứng ra tổ chức, các nhà lãnh đạo 13 đảo quốc khu vực Thái Bình Dương tham dự, sẽ khai mạc tại thành phố Nago, Okinawa, Nhật Bản ngày 25/5/2012.

Trong thời điểm Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân và tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này, Mỹ - nước muốn tăng cường khả năng ứng phó với Trung Quốc, cũng tham dự và lần đầu tiên tham gia thảo luận an ninh biển.

Mặc dù phần nhiều đảo quốc tham dự hội nghị là nước nhỏ, nhưng vùng đặc quyền kinh tế do họ sở hữu có diện tích gấp đôi lãnh thổ Trung Quốc, có nguồn lợi nghề cá và tài nguyên đáy biển phong phú.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế, từ năm 2005-2009, Trung Quốc đã cung cấp viện trợ khoảng 600 triệu USD cho các đảo quốc Thái Bình Dương. Ở Fiji có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, cuộc đảo chính năm 2006 đã làm giảm sự viện trợ của các nước như Australia. Nhưng, viện trợ của Trung Quốc đối với Fiji lại từ 10 triệu USD năm 2005 tăng vọt lên 167 triệu USD sau 2 năm.

Lần này, Nhật Bản tuy đã mời Fiji, nhưng Fiji lại không có mặt tại hội nghị. Được biết có thể Fiji đã chịu sự chi phối từ lập trường của Trung Quốc - nước không tham dự hội nghị.

Hải quân Trung Quốc vươn mạnh ra Thái Bình Dương (ảnh từ Internet).
Hải quân Trung Quốc vươn mạnh ra Thái Bình Dương (ảnh từ Internet).

Đúng như quan chức cấp cao Nhật Bản đã nói “hợp tác kinh tế mở ra hoạt động đi ra biển khơi”, hợp tác kinh tế của Trung Quốc đặt nền tảng cho Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương. Năm 2010, tàu chiến Hải quân Trung Quốc từng tiến hành chuyến thăm hữu nghị tới ba nước trong đó có Papua New Guinea.

Để đối phó với Trung Quốc, từ năm 2010, Mỹ tiếp tục bắt đầu quan tâm đến các đảo quốc, khi đó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell từng cho biết, phải tiếp tục tăng cường tham gia các vấn đề của khu vực này. Tháng 6/2011, Campbell cùng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khi đó là Willard đã thăm chớp nhoáng 9 đảo quốc Thái Bình Dương, đã cho thấy thái độ coi trọng đối với khu vực này.

Để chống lại Trung Quốc vươn ra đại dương, Mỹ có ý đồ thực hiện “liên kết mạng lưới đồng minh”. Trong các nước tham gia hội nghị các nhà lãnh đạo diễn đàn đảo quốc lần này, có Australia và New Zealand – những nước ký hiệp ước an ninh với Mỹ, vì vậy hội nghị sẽ có lợi cho việc thúc đẩy liên kết mạng lưới các quan hệ đồng minh, trong đó có Nhật-Mỹ.

Ngày 24/5/2012, tờ “Nihon Keizai Shimbun” có bài viết nhan đề “Mỹ và Trung Quốc triển khai cuộc chiến tấn công-phòng thủ ở Nam Thái Bình Dương”.

Lấy Nam Thái Bình Dương làm địa bàn, từng bước hiện ra một bức tranh mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc triển khai thế tấn công “viện trợ” và xem xét mở rộng ảnh hưởng chính trị.

Mỹ đã triển khai Lính thủy đánh bộ ở Australia - một đồng minh thân cận ở khu vực Nam Thái Bình Dương, nơi có thể trở thành bàn đạp triển khai các hành động quân sự ở biển Đông.
Mỹ đã triển khai Lính thủy đánh bộ ở Australia - một đồng minh thân cận ở khu vực Nam Thái Bình Dương, nơi có thể trở thành bàn đạp triển khai các hành động quân sự ở biển Đông.

Xuất phát từ sự tính toán về an ninh và tăng cường cảnh giác, Mỹ một mặt tiếp tục triển khai lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, mặt khác lần đầu tiên tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo diễn đàn đảo quốc Thái Bình Dương và Nhật Bản diễn ra vào ngày 25/5/2012, chuẩn bị tăng cường can thiệp các vấn đề của khu vực này.

Nhu cầu tài nguyên của Trung Quốc tăng vọt, tầm quan trọng của Nam Thái Bình Dương đối với Trung Quốc tiếp tục tăng lên. Trung Quốc cho Tonga vay 100 triệu USD, tương đương 30% GDP của đảo quốc này, đồng thời còn viện trợ xây dựng tòa nhà Quốc hội cho Vanuatu.

Xét tới việc Trung Quốc “ngóc đầu dậy” ở khu vực Nam Thái Bình Dương, hoạt động của Mỹ có xu thế đẩy mạnh hơn, họ đã thành lập ở Papua New Guinea một Văn phòng Phát triển Quốc tế Mỹ, viện trợ dân chủ hóa ở khu vực này và ứng phó với sự nóng lên toàn cầu.

Tiếp tục muốn tổ chức diễn tập trước mặt Trung Quốc

Ngày 24/5, tờ “Izvestia” Nga có bài viết nhan đề “Mỹ và đồng minh tiến hành diễn tập trước mặt Trung Quốc”.

Từ ngày 4-8/6, Nhật Bản, Mỹ và Australia sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp tại vùng biển Thái Bình Dương phía đông nam đảo Kyushu. Mục đích diễn tập là nâng cao khả năng chiến thuật, củng cố quan hệ ba nước.

Mỹ bán tàu tuần tra lớp Hamilton cho Philippines. Chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên của Philippines được sử dụng để tuần tra trên biển Đông.
Mỹ bán tàu tuần tra lớp Hamilton cho Philippines. Chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên của Philippines được sử dụng để tuần tra trên biển Đông.

Nhật Bản sẽ cử tàu hộ tống Shimakaze, tàu ngầm và máy bay tham gia diễn tập. Mỹ sẽ điều tàu khu trục, tàu ngầm và máy bay. Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ sẽ còn cử tàu sân bay và tàu tuần dương, nhưng chúng sẽ không được tham gia diễn tập. Australia thì điều một tàu hộ tống.

Đây là cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần thứ năm giữa ba nước từ năm 2007 đến nay. Nhưng các nhà chính trị cho rằng, lần này hoàn toàn không phải là cuộc diễn tập liên hợp tàu chiến bình thường.

Yoshihiko Kaneko, Chủ tịch Tiểu ban Nghiên cứu An ninh Quốc gia, một cơ quan độc lập của Nhật Bản cho biết: “Do Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm hiện diện quân sự, Nhật Bản, Australia và các nước Đông Nam Á hiện đang thiết lập một liên minh chung để bảo vệ lợi ích tự thân”.

Yoshihiko cho rằng, cuộc diễn tập quân sự lần này có thể là một hoạt động phối hợp hành động ba nước, thậm chí đặt nền tảng cho việc xây dựng liên minh quân sự toàn cầu ở Thái Bình Dương.

Valeri, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Nhật Bản, Phòng Viễn Đông, Viện Khoa học Nga cho rằng, cuộc diễn tập liên hợp lần này là cách thể hiện khả năng chiến đấu, trong thời gian tới Nhật-Mỹ rất có thể sẽ tổ chức diễn tập quy mô lớn hơn.

Đóng quân lâu dài, bóp chặt huyết mạch kinh tế Trung Quốc

Ngày 23/5, tờ “Nhật báo Phương Đông” Hồng Kông có bài viết nhan đề “Mỹ triển khai 55 tàu chiến bao vây Trung Quốc”.

Mỹ sẽ triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore vào năm 2013 - kề sát eo biển Malacca, tuyến đường hàng hải nối liền với biển Đông. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Independence LCS 2.
Mỹ sẽ triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore vào năm 2013 - kề sát eo biển Malacca, tuyến đường hàng hải nối liền với biển Đông. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Independence LCS 2.

Theo bài viết, Trung Quốc và một số nước châu Á đang giằng co tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Mỹ gia tăng lôi kéo đồng minh để chống Trung Quốc.

Quân Mỹ có kế hoạch mở rộng triển khai luân phiên ở châu Á-Thái Bình Dương, trấn giữ eo biển Malacca – tuyến đường hàng hải nối liền với biển Đông. Mỹ cũng đã triển khai quân đồn trú ở Australia, tăng cường vòng vây quân sự đối với Trung Quốc.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Locklear tiết lộ, quân Mỹ đang từng bước tăng cường triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, có kế hoạch vào mùa xuân năm 2013 sẽ đưa tàu chiến đấu duyên hải Independence (LCS), chiếc tàu chiến kiểu mới đầu tiên tới đóng tại Singapore.

Trong tương lai, dự kiến trang bị 55 tàu chiến đấu duyên hải, trong đó 4 chiếc sẽ triển khai ở Singapore và tăng triển khai tàu chiến ở Philippines và Thái Lan.

LCS là tàu chiến hải quân thế hệ mới của quân Mỹ, tích hợp nhiều chức năng như chống tàu ngầm, quét mìn và trinh sát, có tốc độ nhanh, khả năng tàng hình mạnh, thích hợp cho tác chiến biển gần.

Lô tàu chiến này của Mỹ sẽ áp dụng phương thức triển khai luân phiên, từ đó đạt được mục đích “biến tướng” là đóng quân lâu dài ở một số nước châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina SSN777 lớp Virginia tại cảng biển của Philippines - mặt hướng ra biển Đông.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina SSN777 lớp Virginia tại cảng biển của Philippines - mặt hướng ra biển Đông.

Eo biển Malacca nằm ở tuyến đường hàng hải “yết hầu” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, 1/3 vận tải dầu thô thế giới và gần 40% thương mại toàn cầu đều đi qua eo biển này. Trấn giữ eo biển Malacca không khác gì bóp chặt lấy huyết mạch kinh tế của Trung Quốc.

Năm 2011, quân Mỹ tuyên bố đóng quân ở miền bắc Australia, vài năm tới sẽ tăng lên 2.500 quân, hình thành tầng tầng lớp lớp bao vây đối với Trung Quốc, khi cần thiết có thể nhanh chóng chi viện cho các hành động quân sự của quân Mỹ và đồng minh ở biển Đông hoặc eo biển Malacca.

Còn Hiệp hội Phát thanh Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản, Mỹ và Australia vào tháng 6 tới sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở vùng biển Thái Bình Dương, phía đông đảo Kyushu.

Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)