Những con số kỷ lục của Masan năm 2014

24/02/2015 13:18
Mai Anh
(GDVN) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả doanh thu lợi nhuận trước lãi, khấu hao và thu và lợi nhuận năm 2014 với những con số ấn tượng.

Năm 2014 doanh thu của Masan đạt 16.100 tỷ đồng cho cả năm 2014, tăng 34,7% so với năm 2013. Lợi nhuận trước lãi vay, khấu hao và thuế đạt 3.999 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2013.

Cụ thể doanh thu và lợi nhuận của Masan đạt kỷ lục đặc biệt ở mảng kinh doanh hàng tiêu dùng trong năm 2014 với 13.098 tỷ đồng (không gồm bia), tăng 9,7% so với năm 2013. Chiến lược của Masan là đầu tư vào các cải tiến sản phẩm và tiếp tục xây dựng thương hiệu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vì vậy cũng tăng cao, lợi nhuận thuần đạt 3.657 tỷ đồng, tăng trưởng 3,3% so với năm 2013.

Kết quả kinh doanh ấn tượng của Masan năm 2014
Kết quả kinh doanh ấn tượng của Masan năm 2014

Lợi nhuận gộp biên tăng 220 điểm cơ bản, từ 41,9% vào năm 2013 lên 44,1% trong năm 2014 nhờ thực hiện cắt giảm chi phí, tăng năng suất và lợi thế quy mô. Lợi nhuận gộp biên có nhiều cải thiện trong tất cả các ngành hàng, tỷ lệ này của ngành hàng gia vị đều đạt trên 50% và của ngành thực phẩm tiện lợi và cà phê đều lần lượt đạt 33% và 35%, tất cả đều tăng đáng kể so với năm 2013.

Cùng với đó vốn cho tăng trưởng thông qua phát hành trái phiếu tăng lên. Masan Consumer Holdings, công ty con thuộc sở hữu 100% của Tập đoàn và thông qua Tập đoàn giữ cổ phần tại Masan Consumer và hoạt động kinh doanh bia của Tập đoàn, đã hoàn thành đợt phát hành trái phiếu 10 năm với lãi suất cổ định 8%.

Kết quả kinh doanh tốt của Masan giúp cho tập đoàn này tăng trưởng, mở rộng thị trường từ 1,1 tỷ USD trong năm 2013 lên đến 9 tỉ USD trong năm 2014. Được biết Masan đang đầu tư mạnh vào nhóm ngành hàng thực phẩm với 5 dòng sản phẩm chính gồm gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống không cồn, bia và thịt.

Nếu như ngành gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống không cồn với thương hiệu như nước mắm, nước tương và tương ớt Chinsu, thương hiệu mỳ ăn liền Omachi, Sagami, Kokomi và Vinacafe được người tiêu dùng biết đến từ lâu thì năm 2014 đánh dấu bước phát triển mới của Masan khi tập đoàn này đầu tư mạnh vào ngành hàng bia và thịt.

Ngành hàng bia với nền tảng là Masan Brewery giúp Masan tham gia vào thị trường bia 4 tỷ USD của Việt Nam. Thương hiệu "Sư Tử Trắng" của Masan đã có một khởi đầu thành công ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà máy đã hoạt động hết công suất do nhu cầu trước Tết tăng cao và doanh thu đã đạt 140 tỷ đồng trong quý 4/2014.

Bên cạnh đó, với việc mua lại 100% Công ty Cổ phần Saigon Nutri Food giúp Masan  tiến sâu vào thị trường thịt 18 tỷ USD ở Việt Nam.

Để đẩy mạnh thâm nhập sâu vào mảng kinh doanh hàng tiêu dùng, Masan đã phát hành thành công trái phiếu 10 năm trong năm 2014 được đảm bảo bởi CGIF - quỹ ủy thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Giao dịch này mang tính bước ngoặc đã bổ sung 2.100 tỷ đồng vào nguồn tiền mặt của Masan Group, giúp Masan đạt 9.208 tỷ đồng (gồm đầu tư ngắn hạn) vào cuối năm 2014.

Thành công của Masan năm 2014 còn có sự đóng góp lớn từ từ kinh doanh tài nguyên. Từ mảng kinh doanh không cốt lõi đã chuyển đổi thành một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận. Trong đó, Mỏ Núi Pháo đóng góp vào kết quả kinh doanh của Masan trong năm 2014 (EBITDA đạt1.127 tỷ đồng và lợi nhuận thuần dương trong năm đẩy mạnh sản xuất).

Trên thị trường tài chính, khoản đầu tư của Masan tại Ngân hàng Techcombank cũng đạt kết quả tốt. Techcombank đang bắt đầu nổi lên như một ứng viên hàng đầu với cấu trúc tài chính mạnh. Trong năm 2014, Techcombank đã đạt tăng trưởng nhảy vọt đạt mức 61,4% lợi nhuận trước thuế trong năm 2014.

Mai Anh