Trung Quốc khoe vũ khí chống người nhái ở Biển Đông

18/11/2014 09:08
Đông Bình
(GDVN) - Rocket chống người nhái 55 mm được Trung Quốc khoe là rất tiên tiến, trưng ở Triển lãm hàng không được cho là chống người nhái Việt Nam trong thời gian tới.
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 11 đăng bài viết "Vũ khí lợi hại chống người nhái của Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ, răn đe nước khiêu khích ở Biển Đông".

Báo Trung Quốc tự cho rằng, Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 do Trung Quốc tổ chức có rất nhiều "điểm sáng", trong gian trưng bày vũ khí số 4 có một loại vũ khí thu hút sự chú ý đặc biệt của người xem. Chỉ cần đi qua là có thể dừng chân quan sát chi tiết, đó chính là rocket chống người nhái 55 mm.

Trước đó, chỉ có một số hình ảnh, không thấy vật thật, triển lãm hàng không lần này đã lần đầu tiên công khai loại vũ khí này. Bài báo đe dọa, đây cũng là loại vũ khí để "làm khiếp sợ" một số nước "có ý đồ gây rối".

Bài báo quen giọng “lừa đảo” thường thấy trên một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, cho rằng, những năm gần đây, Biển Đông "liên tục đối mặt với thách thức và mối đe dọa của một số nước", làm cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông "của Trung Quốc" bị cộng đồng quốc tế chú ý, trong đó đặc biệt là Việt Nam và Philippines đã "gây ồn ào một cách gay gắt nhất".

Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014

Theo bài báo, tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 bắt đầu triển khai hoạt động "khoan thăm dò" (bất hợp pháp) ở vùng tiếp giáp “quần đảo Tây Sa” (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, quần đảo Tây Sa chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Bài báo cho đây là hành động thực hiện cái gọi là dự án "Nam Tri Tôn" (do Trung Quốc lập ra một cách bất hợp pháp).

BáoHoàn Cầu vẫn quen dùng thủ đoạn lừa đảo "kẻ yếu bắt nạt kẻ mạnh" một cách lố bịch, cho rằng, đến cuối tháng 6 năm 2014, số lần Việt Nam "đâm va tàu công vụ Trung Quốc" đã lên tới trên 1.700 lần, còn điều đặc công nước như người nhái đến vùng biển này, rải rất nhiều vật cản như lưới đánh cá, vật nổi.

Theo đó, bài báo đặt vấn đề “chống Việt Nam”, cho rằng: “Làm thế nào để đối phó với người nhái đã lập tức trở thành một vấn đề cần phải tính toán”.

Theo bài báo, loại rocket chống người nhái 55 mm trưng bày ở triển lãm nêu trên của Trung Quốc có thể triển khai (bất hợp pháp) trên các đảo đá, bảo vệ an toàn cho lực lượng đóng trên đảo, cũng có thể trở thành một trong những trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ khu vực lân cận tàu chiến mặt nước. Khi tàu chiến dừng, cập bến, neo đậu thì áp dụng phương thức bắn độc lập, bắn nhóm hoặc bắn đồng loạt, tiêu diệt có hiệu quả các mục tiêu di động nhỏ khu vực dưới nước lân cận như người nhái, bảo đảm an toàn cho bản thân tàu chiến.

Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014

Báo Trung Quốc ra sức khoe khoang rằng: Hệ thống rocket chống người nhái chủ yếu gồm có rocket chống người nhái, thiết bị khởi động và điều khiển, đạn sát thương người nhái. Hệ thống áp dụng thiết kế mô đun hóa, chiếm diện tích nhỏ. Rocket này áp dụng hệ thống dò tìm định vị thủy âm, độ chính xác rất cao.

Theo bài báo, do tiếng ồn sinh ra từ hoạt động bơi của người nhái trong nước rất nhỏ, giống như quân nhân được huấn luyện đặc biệt, tiếng ồn khi bơi sẽ nhỏ hơn, nhưng loại vũ khí mới này (rocket chống người nhái) cũng có thể dò tìm được và tiến hành tấn công đối với người nhái.

Các bộ phận của rocket chống người nhái áp dụng công nghệ lắp ráp nhanh, vận chuyển rất thuận lợi. Hệ thống này áp dụng công nghệ kiểm soát/điều khiển số hóa, tốc độ phản ứng nhanh, độ chính xác cao, có khả năng tự phán đoán sự cố nhất định, mức độ thông minh cao, khả năng bảo trì tốt, có thể áp dụng nhiều loại mô hình như tác chiến hệ thống và tác chiến độc lập. Theo giới thiệu của nhân viên liên quan, tầm bắn hiệu quả của nó là 2 km, đồng thời hiện nay còn đang nghiên cứu phát triển rocket tầm bắn xa hơn.

Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014

2 trường tác chiến người nhái của Việt Nam

Tân Hoa xã ngày 30 tháng 7 cũng có bài viết giới thiệu về trang bị người nhái của Quân đội Trung Quốc cho rằng, lực lượng người nhái là lực lượng nắm đấm của lực lượng Thủy quân lục chiến (hải quân đánh bộ). Người nhái có thể tiếp cận kẻ thù mà “thần không biết quỷ không hay”, bất ngờ “kề dao” giữa lòng địch, tiến hành tấn công sát thương rất có hiệu quả, được mệnh danh là “thần binh” trong quân đội.

Người nhái chính là lực lượng thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tác chiến đặc biệt dưới nước, trang bị mang theo của họ có đồ bơi hình chân con ếch, nên gọi là "người nhái". Họ lặn thời gian dài ở trong nước, mang theo mặt nạ, có chân chèo (chân vịt), áo cao su, bình ô xi (bình dưỡng khí), thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.

Nhiệm vụ của người nhái rất bí mật, nguy hiểm, đó là ở vùng biển sau lưng địch, họ tiến hành trinh sát/do thám, tiêu diệt thiết bị bắn cơ động, cơ sở phòng không, công trình thủy lợi, sở chỉ huy. Đối với vấn đề này, yêu cầu lực lượng người nhái phải có kỹ năng kỹ thuật chuyên nghiệp thành thạo và tố chất thể chất hơn người. Vì vậy, việc lựa chọn thành viên của lực lượng người nhái rất chặt chẽ.

Trang bị lặn của người nhái Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Trang bị lặn của người nhái Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Nơi huấn luyện của người nhái là hồ bơi 20 x 40, người nhái phải lặn sâu 5 m theo yêu cầu, khi đó người nhái phải thắt 6 nút có kích cỡ chính xác trên một dây thừng, rồi theo tín hiệu của huấn luyện viên cởi nó ra. Khi tiến hành huấn luyện mang theo bình dưỡng khí, huấn luyện viên thường rút bình dưỡng khí một cách "tàn nhẫn" hoặc tắt núm xoay cung cấp ô xi, hoặc tháo lồng dưỡng khí.

Lực lượng người nhái Trung Quốc hàng năm đều phải tiếp nhận huấn luyện cơ bản chiến thuật và huấn luyện vượt biển vũ trang dài 25 tuần trong thời tiết có nhiệt độ cao nhất, người nhái gọi kế hoạch huấn luyện này là "huấn luyện trên biển". Vài tuần đầu tiên huấn luyện trên biển, đội viên buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ phải hoàn thành 30 cái hít xà, 200 cái chống đẩy, 200 cái gập bụng (sit-up), 200 lần "xung quyền" trung bình tấn.

Theo bài báo, "Bộ tư lệnh công binh đột kích Việt Nam" lần lượt lập ra các trường tác chiến người nhái ở tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre, mỗi năm huấn luyện 30 - 50 người nhái. Trong đó, trường tác chiến người nhái ở tỉnh Long An có tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Sang-O mua của CHDCND Triều Tiên, chủ yếu tiến hành huấn luyện tác chiến đổ bộ và tiêu diệt tàu địch, có thể tiến hành đột kích dưới nước cấp tiểu đội, trung đội; còn trường tác chiến người nhái ở tỉnh Bến Tre chủ yếu đào tạo người nhái thực hiện nhiệm vụ trinh sát, thâm nhập sau lưng địch.

Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Rocket chống người nhái CS/ARI 55 mm được Trung Quốc khoe ở Triển lãm hàng không Chu Hải 2014
Người nhái vũ trang đầy đủ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái vũ trang đầy đủ (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái bắn súng dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái bắn súng dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái cầm súng tấn công dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái cầm súng tấn công dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái cầm súng tấn công dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái cầm súng tấn công dưới nước (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái huấn luyện chiến đấu (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái huấn luyện chiến đấu (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái huấn luyện (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Người nhái huấn luyện (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đông Bình