"TQ có thể dùng UAV trong tranh chấp với Ấn Độ, Philippines, Việt Nam"

27/05/2013 06:37
Việt Dũng
(GDVN) - Trong khu vực, TQ có "ưu thế" về UAV, họ đã cân nhắc tới việc sử dụng UAV tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện.
Máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc chế tạo
Máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc chế tạo

Ngày 23/5, tờ tạp chí “Ngoại giao” Mỹ có bài viết mang tên “Trung Quốc đã sở hữu máy bay không người lái, tiếp theo sẽ như thế nào?” của các tác giả Andrew Ericson và Austin Strange.

Theo bài viết, máy bay không người lái (UAV) có thể bay xa giết người là một loại vũ khí gây lo ngại cho dư luận. Hiện nay, sự lo ngại này đến từ Trung Quốc. Vào tháng 3 năm nay có tin cho biết, Trung Quốc từng cân nhắc sử dụng máy bay không người lái tấn công trùm buôn thuốc phiện ẩn náu ở Myanmar.

Hãng CNN cảnh báo, “hôm nay là Myanmar, ngày mai hoàn toàn có thể là châu Á hoặc khu vực ngoài châu Á”. Trung Quốc đã sở hữu máy bay không người lái. Vấn đề hiện nay là, họ khi nào sử dụng máy bay không người lái và sử dụng nó như thế nào. Nhưng, giống với khả năng quân sự không mới lắm khác, Bắc Kinh đã chỉ xóa bỏ trở ngại công nghệ, hành vi này vẫn sẽ tiếp tục bị các nhân tố chính trị chi phối.

Những vũ khí không bình thường này có thể làm cho Bắc Kinh “bóp cò”. Trung Quốc thừa nhận từng xem xét sử dụng máy bay không người lái để tiêu diệt trùm buôn thuốc phiện Myanmar, điều này cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng phát động tấn công bằng máy bay không người lái trong các hành động an ninh nhằm vào những hành vi phi quốc gia.

Tờ thời báo Hoàn Cầu của TQ lại tuyên bố rằng "cùng với tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng leo thang, Bắc Kinh có cơ hội sẽ sử dụng máy bay không người lái. Đặc biệt là, các nước như Ấn Độ, Philippines, Việt Nam còn kém Trung Quốc về việc đầu tư nghiên cứu chế tạo và khả năng máy bay không người lái, sẽ khó có thể đối đầu".

Máy bay không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc
Máy bay không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc

Tuy nhiên, Bắc Kinh không có nhiều khả năng lắm sử dụng máy bay không người lái một cách tùy tiện, khinh suất. Cộng đồng quốc tế cho rằng, Trung Quốc hung hăng, hùng hổ trong tranh chấp chủ quyền, do đó Bắc Kinh tìm cách làm giảm mối lo ngại của bên ngoài về mối đe dọa tạo ra từ bản thân sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng lo ngại đã mở ra tiền lệ sử dụng máy bay không người lái ở khu vực điểm nóng Đông Á, kết quả là bị Mỹ tận dụng. Trung Quốc hiểu rõ những rủi ro này, đến nay vẫn chỉ giới hạn sử dụng máy bay không người lái ở việc “theo dõi/giám sát” tại những khu vực này.

Vậy Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái ở ngoài khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền? Trên thực tế, Bắc Kinh có thể hoàn toàn không sử dụng máy bay không người lái để tấn công trùm buôn lậu thuốc phiện Myanmar, điều này rõ ràng cho thấy sự thận trọng của họ hoặc phản ánh họ vừa lo ngại những sự chỉ trích/phê phán về chính trị, vừa thiếu tin tưởng vào hệ thống và thao tác máy bay không người lái chưa từng tham chiến của họ.

Trước cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh ngoan cố giữ lập trường của họ đối với vấn đề chủ quyền, điều này sẽ tiếp tục kiềm chế họ sử dụng máy bay không người lái. Nếu không được trao quyền đáng tin cậy (từ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh), Trung Quốc không có nhiều khả năng lắm công khai dùng máy bay không người lái tấn công chính xác hoặc thực thi các nhiệm vụ quân sự khác.

Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Ám Kiếm của Trung Quốc
Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Ám Kiếm của Trung Quốc

Cho dù được cộng đồng quốc tế hoặc nước nào đó ủng hộ, Bắc Kinh cũng buộc phải cân nhắc lợi hại khi sử dụng máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu ở ngoài biên giới: Có thể xảy ra sự cố rủi ro hoặc làm cho bên ngoài cảm thấy Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước khác.

Trung Quốc bị hạn chế trong việc sử dụng máy bay không người lái còn phản ánh ở một số bài báo của nước này, chủ yếu tập trung vào các vấn đề khoa học công nghệ có liên quan đến thiết kế và tính năng. Cho dù là thảo luận khả năng sử dụng cũng nhằm vào những tình huống quân sự quan trọng, chẳng hạn xung đột eo biển Đài Loan hoặc tấn công tàu sân bay Mỹ, nhưng trang bị để làm điều đó sẽ không chỉ là máy bay không người lái.

Tuy Trung Quốc sở hữu một lực lượng máy bay không người lái "tiên tiến" được mở rộng nhanh chóng, nhưng nó cùng với các vũ khí khác bị kiềm chế bởi các quy tắc trò chơi. Phương thức của Bắc Kinh vẫn là thận trọng – Đây là điều Washington cần ghi nhớ trong chương trình máy bay không người lái của mình.

Mô hình máy bay tấn công không người lái Chiến Ưng tại Triển lãm hàng không 2008 của Trung Quốc
Mô hình máy bay tấn công không người lái Chiến Ưng tại Triển lãm hàng không 2008 của Trung Quốc
Việt Dũng