Nga đã đề xuất bán tàu ngầm Kilo giống của Việt Nam cho Thái Lan

23/01/2015 09:18
Việt Dũng
(GDVN) - Nga đã đề xuất bán tàu ngầm Type 636 lớp Kilo cho Thái Lan, một nhân tố thúc đẩy quan trọng của hợp tác Nga-Thái là Nga không đặt điều kiện chính trị.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo

Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 19 tháng 1 đăng bài viết "Nga cung cấp tàu ngầm lớp Kilo cho Thái Lan" cho rằng, Nga đã đề xuất bán tàu ngầm động cơ diesel-điện Type 636 lớp Kilo cho Thái Lan, đây là một phần nội dung của quan hệ công nghệ quốc phòng ngày càng mở rộng của hai nước.

IHS Jane's Information Group cho biết, quan chức cơ quan xuất khẩu của Nga Rosoboronexport và Hải quân hoàng gia Thái Lan ngày 16 tháng 1 đã gặp mặt, nhấn mạnh tính năng của tàu ngầm cấp Kilo đã đạt yêu cầu của Hải quân hoàng gia Thái Lan - một lực lượng ngày càng nổi lên.

Hải quân hoàng gia Thái Lan vẫn chưa đưa ra bình luận đối với vấn đề này, mặc dù nguồn tin đã xác nhận với IHS Jane's Information Group, Hải quân hoàng gia Thái Lan đã tiến hành đánh giá đối với các loại tàu ngầm, dự định đệ trình một kế hoạch mua sắm với Bộ Quốc phòng vào năm 2015. Là một phần của nhiệm vụ này, Hải quân hoàng gia Thái Lan đầu tháng này đã tiến hành đánh giá đối với tàu ngầm Type 041 lớp Nguyên của Trung Quốc.

Hải quân hoàng gia Thái Lan dự định mua sắm nhiều nhất 3 chiếc tàu ngầm để tăng cường an ninh trên biển và duy trì cân bằng với các nước láng giềng khu vực, những nước láng giềng này phần lớn đều đã mua tàu ngầm trong những năm gần đây.

Bộ trưởng công nghiệp và thương mại Nga Denis Manturov và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan
Bộ trưởng công nghiệp và thương mại Nga Denis Manturov và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan

Trước khi Nga đề xuất bán tàu ngầm cho Thái Lan, Bộ trưởng công nghiệp và thương mại Nga Denis Manturov và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan đầu tháng 1 đã gặp mặt ở Bangkok. Hai bên đề nghị thành lập một nhóm công tác chung, đánh giá cơ hội triển khai thương mại quốc phòng và chuyển nhượng công nghệ liên quan của hai bên.

Thái Lan sẽ thông qua nhóm công tác này để hỗ trợ cho Thái Lan mua sắm trang bị của Nga. Theo hãng tin địa phương Thái Lan, ông Prawit Wongsuwan còn yêu cầu Nga cân nhắc thỏa thuận thương mại ngược tiềm năng, loại thỏa thuận này sẽ giúp cho Thái Lan có thể dùng hàng hóa của Thái Lan để đổi lấy trang bị quân sự Nga.

Năm 2006, Bangkok đã gián đoạn chính sách thương mại ngược trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng cùng vói việc chính phủ dự định thúc đẩy xuất khẩu nông sản, chiến lược này những năm gần đây nhận được sự ủng hộ.

Trong lịch sử, Thái Lan hoàn toàn không phải khách hàng của hệ thống quân bị Nga. Thái Lan luôn nghiêng về công nghệ Mỹ.

Tuy nhiên, Hải quân hoàng gia Thái Lan năm 2008 đã đặt hàng 3 máy bay trực thăng đa năng Mi-17, đây là lần đầu tiên Thái Lan mua sắm trang bị Nga có quy mô tương đối lớn. Sau đó, Thái Lan còn đặt mua hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Máy bay trực thăng đa năng Mi-17V5 Thái Lan mua của Nga
Máy bay trực thăng đa năng Mi-17V5 Thái Lan mua của Nga

Quan chức Rosoboronexport trước đây từng cho IHS Jane's Information Group biết, cùng với việc Quân đội Thái Lan thay thế một số trang bị quân sự ngày càng cũ kỹ, công ty này đã nhìn thấy cơ hội phát triển ở Thái Lan.

Một nhân tố thúc đẩy thương mại quốc phòng hai nước là, Moscow đã bày tỏ rõ ràng với Bangkok, tất cả mua sắm quân sự đều không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào.

Xét đến chính biến ở Thái Lan xảy ra vào tháng 5 năm 2014 cùng với việc Quân đội Thái Lan đang tiếp tục kiểm soát chính quyền, nhân tố này được cho là rất quan trọng.

Việt Dũng