Nga, Mỹ, Đức sẽ vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu xe tăng

30/09/2013 06:47
Việt Dũng
(GDVN) - Cơ quan nghiên cứu Nga vừa công bố bảng xếp hạng các nước xuất khẩu xe tăng chiến đấu mới trên thế giới, loại có trị giá không dưới 2 triệu USD.
Xe tăng chiến đấu T-90S do Nga chế tạo.
Xe tăng chiến đấu T-90S do Nga chế tạo.

Trong thời điểm Triển lãm đạn dược, trang bị quân sự và vũ khí quốc tế Nizhny Tagil RAE-2013 Nga được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 9 năm 2013, ngày 23 tháng 9, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga công bố số liệu thống kê xuất khẩu xe tăng chiến đấu mới trên thế giới giai đoạn 2009-2012 và dự đoán thị trường giai đoạn 2013-2016, cho rằng, trong 4 năm tới, Nga, Mỹ và Đức đứng vững ở top 3 trên thị trường thế giới, còn Trung Quốc xếp thứ tư.

Báo Nga chỉ ra, xe tăng nêu trên gồm có mẫu xe bọc thép của tất cả các lớp xe tăng chiến đấu hiện nay đang sản xuất, không phân biệt xe tăng hạng trung và hạng nặng, bởi vì hiện nay kích cỡ, trọng lượng đã không còn là nhân tố mang tính quyết định đánh giá sức chiến đấu của xe tăng.

“Kiểu mới” là chỉ chương trình sản xuất xe tăng kiểu mới có đơn giá không thấp hơn 2 triệu USD và bán lại xe tăng chiến đấu hiện có, xe tăng cũ sẽ nâng cấp lên trình độ tiêu chuẩn xe tăng mới, thời gian sử dụng kéo dài, hơn nữa giá cung ứng hiện nay bằng trên một nửa giá bán xe tăng (mới) cùng loại trước đây.

Xe tăng chiến đấu T-90MS do Nga chế tạo
Xe tăng chiến đấu T-90MS do Nga chế tạo

Căn cứ vào số liệu của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga, nếu các hợp đồng hiện có, bản ghi nhớ và hoạt động đấu thầu đang tiến hành được thực hiện theo thời gian biểu cung ứng, thì lượng tiêu thụ xuất khẩu xe tăng chiến đấu kiểu mới trên thế giới trong 4 năm tới (2013-2016) là 1.552 chiếc, tổng giá trị là 8,98 tỷ USD. 4 năm trước đó (2009-2012) các nước trên thế giới ít nhất xuất khẩu hoặc sản xuất có giấy phép 1.527 xe tăng, tổng trị giá 8,32 tỷ USD.

Nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ xuất khẩu xe tăng chiến đấu kiểu mới, so với 4 năm trước, mức tăng số lượng 4 năm tới là 1,64%, mức tăng giá trị là 7,95%. Nhu cầu bình quân mỗi năm đối với xe tăng kiểu mới của thị trường quốc tế 4 năm trước là 382 chiếc, nhu cầu bình quân hàng năm trong 4 năm tới là 388 chiếc.

Trên bảng xếp hạng số lượng cung ứng xe tăng chiến đấu kiểu mới của thế giới, Nga đứng đầu với ưu thế tương đối lớn. 4 năm trước, thị phần xe tăng chiến đấu mới trên thế giới của Nga là 52,78%, tổng cộng 806 chiếc, mức giá sản phẩm bàn giao là 31,01%, tổng cộng 2,58 tỷ USD. Trong 4 năm tới, thị phần thế giới của Nga dự kiến là 48,8%, tổng cộng 758 chiếc, tổng cộng 2,92 tỷ USD.

Nga đứng đầu về xuất khẩu xe tăng trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào hợp tác trong chương trình cấp giấy phép sản xuất xe tăng T-90S cho Ấn Độ. Sau khi hoàn thành kế hoạch lắp ráp lô 300 xe tăng đầu tiên (tổng cộng 1.000 chiếc) vào năm 2013, Ấn Độ sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này trước khi kết thúc năm 2016, loại sản phẩm mới khi đó có thể là phiên bản nâng cấp T-90MS.

Xe tăng chiến đấu T-90S của Lục quân Ấn Độ trong một cuộc diễn tập
Xe tăng chiến đấu T-90S của Lục quân Ấn Độ trong một cuộc diễn tập

Ngày 13 tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn mấy chương trình mua sắm vũ khí tổng trị giá 2,37 tỷ USD, trong đó có 236 xe tăng chiến đấu T-90. Dự kiến, trị giá lô xe tăng này khoảng 60 tỷ rupee (khoảng 948 triệu USD), sẽ do nhà máy xe cơ giới hạng nặng Avadi, thành phố Chennai, Ấn Độ sản xuất theo giấy phép.

Năm 2001 và năm 2007, Nga và Ấn Độ đã ký kết hợp đồng cung ứng 657 xe tăng T-90 cho Quân đội Ấn Độ, tổng trị giá 85,25 tỷ rupee. Nhà máy Ấn Độ lập tức bắt đầu sản xuất xe tăng T-90S theo giấy phép, đến nay đã sản xuất được lô đầu tiên 300 chiếc và lô thứ hai 236 chiếc.

Kiểu loại cụ thể của lô thứ hai chưa được công bố, nhưng trước đây Nga đã đưa ra phiên bản nâng cấp T-90MS theo yêu cầu của Ấn Độ. Hiện nay, Lục quân Ấn Độ đã nhận được 780 xe tăng trong số 1.657 chiếc theo kế hoạch cung ứng.

Mỹ đứng thứ hai trong bảng xếp hạng về số lượng, nhưng lại đứng đầu - vượt Nga về bảng xếp hạng giá trị, tổng cộng 868 chiếc, trị giá 5,998 tỷ USD. 4 năm trước, Mỹ xuất khẩu, bàn giao tổng cộng 403 xe tăng, trị giá 3,274 tỷ USD. Trong 4 năm tới, đơn đặt hàng tạm thời là 465 xe tăng mới, trị giá 2,724 tỷ USD.

Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams của Mỹ
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams của Mỹ

Đức xếp thứ ba, tổng cộng 394 chiếc, trị giá 4,777 tỷ USD. 4 năm trước, Đức xuất khẩu, bàn giao 179 chiếc, trị giá 1,905 tỷ USD. Đơn đặt hàng trong 4 năm tới tạm thời là 215 xe tăng mới, trị giá 2,873 tỷ USD.

Trung Quốc xếp thứ tư trong bảng danh sách, tạm thời tổng cộng 112 chiếc, trị giá 354,4 triệu USD. Trung Quốc xâm nhập thị trường xe tăng chiến đấu kiểu mới trên thế giới chủ yếu dựa vào chương trình xe tăng MBT-2000 hợp tác nghiên cứu chế tạo với Pakistan, loại xe tăng này còn được xuất khẩu cho Bangladesh, Morocco và Myanmar.

Số lượng mua sắm xe tăng chiến đấu trong mấy năm tới của Pakistan còn chưa rõ. Có tin cho biết, Quân đội Pakistan chuẩn bị tiếp tục sản xuất 300 chiếc theo giấy phép. 4 năm trước, Trung Quốc đã xuất khẩu, bàn giao 112 chiếc, trị giá 354,4 triệu USD. Đơn đặt hàng 4 năm tới tạm thời chưa rõ, nguyên nhân chính là thiếu số liệu chính thức. Chương trình Trung Quốc hỗ trợ Pakistan tiếp tục sản xuất xe tăng chiến đấu MBT-2000 tạm thời chưa có số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc trong 4 năm tới.

Xe tăng chiến đấu Leopard-2A7+ do Đức chế tạo
Xe tăng chiến đấu Leopard-2A7+ do Đức chế tạo

Ukraine đứng thứ năm, năm 2013-2014 có kế hoạch cung ứng 49 xe tăng chiến đấu T-84 Oplot, trị giá 240 triệu USD.

Ba Lan xếp thứ sáu, cung ứng 27 xe tăng chiến đấu PT-91M cho Malaysia, trị giá 207 triệu USD.

Hàn Quốc xếp thứ bảy, có kế hoạch bắt đầu từ năm 2016 giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu mới K-2, trong đó sản phẩm chuyển giao công nghệ khoảng 15 chiếc, trị giá 24 triệu USD. 

Xe tăng chiến đấu MBT-3000 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu MBT-3000 dùng để xuất khẩu của Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu MBT-2000 Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu MBT-2000 Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu T-84 Oplot do Ukraine chế tạo
Xe tăng chiến đấu T-84 Oplot do Ukraine chế tạo
Xe tăng chiến đấu PT-91M của Malaysia, do Ba Lan chế tạo
Xe tăng chiến đấu PT-91M của Malaysia, do Ba Lan chế tạo
Xe tăng chiến đấu K-2 của Hàn Quốc
Xe tăng chiến đấu K-2 của Hàn Quốc

Việt Dũng