Mỹ xếp tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Trung Quốc vào danh sách kém nhất

07/02/2014 08:54
Việt Dũng
(GDVN) - Báo Mỹ căn cứ vào thiết kế, chất lượng, chi phí, việc thực hiện nhiệm vụ... của tàu ngầm để đánh giá và đưa ra những tàu ngầm lớn kém nhất trong lịch sử.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Thresher của Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Thresher của Mỹ

Mạng nguyệt san "Lợi ích Quốc gia" (The National Interest) Mỹ ngày 31 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "5 tàu ngầm lớn kém nhất trong lịch sử" của giáo sư James Holmes, Học viện quân sự Hải quân Mỹ.

Bài viết giúp độc giả thấy được 5 tàu ngầm lớn kém nhất trong lịch sử. Những tàu ngầm này đã có những "đóng góp" mang tính cột mốc.

Làm thế nào để đánh giá tàu ngầm kém nhất trong lịch sử? Trước hết phải xem thiết kế cơ bản của một tàu ngầm, chất lượng chế tạo hoặc chi phí phải chăng làm mất giá trị của nó trên phương diện chiến thuật hoặc tác chiến trong tương lai hay không.

Thứ hai, thủy thủ của tàu ngầm đó có gặp thất bại trong nhiệm vụ vượt sức tưởng tượng do các nguyên nhân như không có năng lực, sơ suất hoặc sai lầm nguyên tắc và chiến thuật hay không. Thứ ba, biểu hiện của tàu ngầm này phải chăng kém đến mức đủ để liên lụy đến thực lực quốc gia và mục tiêu dân tộc hay không.

Những tàu ngầm phù hợp với tiêu chuẩn này sẽ có tư cách trở thành "tàu sỉ nhục". Dưới đây chính là 5 tàu ngầm lớn kém nhất trong lịch sử, xếp theo thứ tự từ tương đối kém cho đến kém nhất.

Xác tàu ngầm hạt nhân Kursk Nga
Xác tàu ngầm hạt nhân Kursk Nga

Thứ năm: các tàu ngầm Thresher, Scorpion, Kursk

Những tàu ngầm này đều bị chìm một cách ly kỳ, gây tổn hại đến danh tiếng của hải quân nước lớn, đứng thứ năm.

Tàu Thresher vốn là tàu ngầm hạt nhân tấn công mới của Mỹ. Tháng 4 năm 1963, nó đã gặp phải một cuộc đại hồng thủy khi hoạt động ở độ sâu nhất.

Cha đẻ nghiên cứu phát triển động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ, thượng tướng Hyman G. Rickover nói với Quốc hội rằng: "Sự thực đã biết (có liên quan đến cuộc tai nạn) quá ít, tất cả hầu như không thể cho biết trên tàu Thresher đã xảy ra điều gì".

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm Thresher bị chìm đã phá hoại hình tượng bá chủ dưới đại dương của Mỹ, từ đó đã hỗ trợ tinh thần cho Moscow trong cuộc đối đầu "tổng bằng không" Đông-Tây.

Chiếc tàu khác là tàu ngầm hạt nhân Scorpion lớp Skipjack bị chìm vào tháng 5 năm 1968. Lần này, cơ quan điều tra cũng không thể xác định nguyên nhân bị chìm.

Nhưng, Bộ Tư lệnh Di sản và lịch sử Hải quân cho rằng, trường hợp có khả năng nhất là một quả ngư lôi đã vô ý khởi động khi kiểm tra. Tóm lại, thảm họa này tiếp tục tác động nghiêm trọng đối với danh tiếng của lực lượng tàu ngầm Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân Kursk lớp Oscar-II chế tạo sau Chiến tranh Lạnh trở thành một "phép ẩn dụ" về rất nhiều hoàn cảnh khó khăn kinh tế và chính trị mà Nga gặp phải thời hậu Liên Xô. Năm 2000, một quả ngư lôi xảy ra sự cố gây nổ hàng loạt, từ đó làm cho niềm tự hào của Hạm đội Biển Bắc bị chìm vào đáy biển Baltic.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ Type 092 Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ Type 092 Trung Quốc

Thứ tư: Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Type 092

Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng, thành tích của nó trên phương diện thực hiện nhiệm vụ răn đe hạt nhân không nhiều.

Tàu ngầm hạt nhân Type 092 bắt đầu đi vào hoạt động năm 1983. Năm 1988, Trung Quốc tìm cách đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo tầm trung Cự Lang-1.

Nhưng, tàu ngầm này chưa từng tiến hành nhiệm vụ tuần tra có tính răn đe, đồng thời rất ít rời khỏi quân cảng. Sĩ quan chỉ huy tàu ngầm Mỹ nghỉ hưu William Murray miêu tả nó là: "lão hóa, tiếng ồn lớn, lỗi thời".

Thứ ba: Tàu ngầm lớp K của Anh

Tàu ngầm lớp K được thiết kế vào năm 1913, được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Dự tính ban đầu chế tạo những tàu ngầm này là để nó tuần tra trước hạm đội mặt nước, bảo vệ hạm đội tránh bị tàu chiến, ngư lôi đối phương tấn công, hoặc đưa vào chiến đấu trước để quấy rối tàu địch.

Đã là đi theo hạm đội chủ lực hoạt động và đưa vào chiến đấu trước thì phải có tốc độ nhanh hơn hạm đội chủ lực. Loại tàu này cần hoạt động với tốc độ 21 hải lý/giờ trên mặt nước. Động cơ dầu diesel không thể giúp cho tàu này có tốc độ nhanh như vậy, vì thế cần sử dụng động cơ hơi nước.

Tàu ngầm lớp K Anh
Tàu ngầm lớp K Anh

Nhưng, trang bị động cơ hơi nước cho tàu ngầm là một chủ ý tồi, bởi vì ống xả khói đã phá hoại kết cấu chịu áp. Điều không hề kỳ lạ là, tàu ngầm lớp K khi hoạt động rất dễ bị vào nhiều nước do vỏ còn bị hở, cuối cùng bị chìm. 18 tàu ngầm lớp K không có chiếc nào tổn thất vì bị địch tấn công. Nhưng lại có 6 chiếc bị "tiêu diệt" vì sự cố.

Thứ hai: Tàu ngầm hạt nhân K-219

Năm 1986, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Y này của Liên Xô khi tuần tra ở khu vực cách Bermuda 600 dặm Anh về phía đông, ống phóng tên lửa của nó bị nổ cháy. Nguyên nhân chiếc tàu này xếp thứ hai trong danh sách ở chỗ, ảnh hưởng từ tai nạn của một chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, tai nạn này vốn có thể tránh được. Trách nhiệm phải thuộc về sự chậm chạp của lãnh đạo cấp cao.

Chuyên gia đã giải thích nguyên nhân. Trước hết, cùng với việc Chính phủ Reagan triển khai tên lửa Pershing-2 và một số tên lửa hành trình ở châu Âu, do đó, tầng lớp lãnh đạo Liên Xô đã tăng thêm nhiệm vụ tuần tra cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân, khiến cho nó rơi vào hoàn cảnh "luống cuống tay chân". Thứ hai, vấn đề an toàn không được Hải quân Liên Xô thực sự coi trọng như Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân K-219 Liên Xô
Tàu ngầm hạt nhân K-219 Liên Xô

Thứ nhất: Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nhật Bản

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hải quân Nhật Bản thể hiện bình thường trong cuộc đối đầu với Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Xét thấy Mỹ khi đó phải dựa vào tác chiến đường thủy lâu dài dễ bị tấn công dưới nước, tình hình càng là như vậy.

Sự thể hiện không tốt này không phải là do Hải quân Nhật Bản thiếu tàu có tính năng cao hoặc thủy thủ có thành thạo kỹ thuật và ý chí kiên định, mà là có nguồn gốc từ xơ cứng lý thuyết và thiếu sức tưởng tượng của sĩ quan chỉ huy cấp cao.

Ngoài để tàu ngầm cung cấp hỗ trợ cho tàu chiến mặt nước, họ không nghĩ được những tàu ngầm này còn có tác dụng gì. Kết quả, một lực lượng tàu ngầm mạnh chẳng qua có nghĩa là lãng phí nguồn lực to lớn.

Tàu ngầm Hải quân Nhật Bản cũ đến quân cảng Mỹ đầu hàng sau khi thua trận
Tàu ngầm Hải quân Nhật Bản cũ đến quân cảng Mỹ đầu hàng sau khi thua trận
Việt Dũng