Mỹ đầu tư như nào cho ngành hàng không vũ trụ?

15/07/2013 09:04
Việt Dũng
(GDVN) - Trong ngày này, Mỹ tổ chức cho trẻ lắp các mô hình, tổ chức đối thoại "Tiếng nói từ vũ trụ", giới thiệu lịch sử hàng không vũ trụ...
Trẻ em Mỹ tham gia hoạt động ngày hàng không vũ trụ dưới sự hướng dẫn của những người tình nguyện
Trẻ em Mỹ tham gia hoạt động ngày hàng không vũ trụ dưới sự hướng dẫn của những người tình nguyện

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết dẫn lời nguyên viện trưởng John Ralston, Viện nghiên cứu chính sách vũ trụ Mỹ từng nói: "Trình độ phổ cập tri thức hàng không vũ trụ của một quốc gia đại diện cho trình độ phát triển tiến bộ của quốc gia này".

Mỹ-nước đã quen với hoạt động phóng hàng không vũ trụ làm thế nào để có thể duy trì sự quan tâm nhiều hơn của con người đối với hàng không vũ trụ? Hoạt động Ngày hàng không vũ trụ đều tổ chức vào mùa hè hàng năm ở Thủ đô Washington có lẽ có thể gợi mở nhiều điều.

Theo bài báo, Bảo tàng hàng không-vũ trụ tại Trung tâm thành phố Washington đã có rất nhiều người tham quan từ sớm. Trong đó, ngoài rất nhiều người trưởng thành, còn có những nhóm trẻ em, không thiếu những trẻ em đến từ khu vực khác.

Ngày hàng không vũ trụ do ông trùm hàng không vũ trụ Mỹ - hãng Lockheed Martin tài trợ đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1997, ngày hàng không vũ trụ năm nay đúng vào dịp kỷ niệm tròn 40 năm xây dựng Phòng thí nghiệm vũ trụ và tròn 30 năm nhà du hành vũ trụ nữ đầu tiên của Mỹ Sally Ride bay vào vũ trụ, vì vậy có ý nghĩa rất đặc biệt.

Khác với triển lãm chủ đề hàng không vũ trụ thông thường, ngày hàng không vũ trụ có rất nhiều khâu tương tác với nhau: Chẳng hạn học sinh từ 7-12 năm thiết kế thủ công và lắp ráp tên lửa giấy, trạm không gian vũ trụ, mô hình máy bay hàng không vũ trụ; thử nghiệm ăn, mặc, ở, đi lại trong trạng thái mất trọng lượng, tìm hiểu trạng thái công việc trong vũ trụ của nhà du hành vũ trụ; gặp gỡ nhà du hành vũ trụ, nhà du hành vũ trụ giảng giải lịch sử vũ trụ cho các em nhỏ...

Ngay cạnh các hoạt động lắp ráp được các em nhỏ vô cùng thích thú là một bảng hiệu ghi dòng chữ: "Quan trọng nhất là sáng tạo! Bạn muốn xây dựng trạm không gianh thành hình gì đều có thể, nhưng phải có thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống điều khiển, trạm kết nối, phòng thí nghiệm, tay máy".

Để tăng nhận thức cho các em nhỏ về các thời điểm của công trình hàng không vũ trụ, trên một bảng đen khác còn đánh dấu chính xác thời gian hoàn thành các bộ phận của "công trình xây dựng trạm không gian". Theo những người tình nguyện tại đây: "Trẻ em sử dụng nguyên liệu gì chế tạo hoàn toàn không quan trọng, điều quan trọng nhất là để cho chúng phát huy đầy đủ sức tưởng tượng không theo một khuôn mẫu nào".

Phi thuyền Orion
Phi thuyền Orion

Chương trình mới trong ngày hàng không vũ trụ năm nay là chế tạo mô hình phi thuyền Orion thay thế cho tàu con thoi. Những người tình nguyện cho biết, chương trình này nhằm để cho các trẻ hiểu biết nhiều hơn về sức mạnh hàng không vũ trụ "mới".

Sau khi tàu con thoi Colombia Mỹ gặp tai nạn, Ủy ban điều tra sự cố đưa ra kết luận: Để bảo đảm an toàn cho các nhà du hành vũ trụ, ứng dụng phương tiện vận chuyển tách rời giữa người và hàng thay thế cho tàu con thoi vừa chở người vừa chở hàng. Do đó, phi thuyền Orion do hãng Lockheed Martin thiết kế, nghiên cứu chế tạo trị giá 3,9 tỷ USD đã thắng trước các đối thủ cạnh tranh kịch liệt là Công ty Northrop Grumman, Công ty Boeing, trở thành phương tiện vận chuyển con người chuyên dụng lên vũ trụ sau khi tàu con thoi nghỉ hưu.

Nội dung đặc sắc nhất của ngày hàng không vũ trụ còn có đối thoại không gian-mặt đất mang tên "Tiếng nói từ vũ trụ". Các trẻ tham gia hoạt động trước tiên viết một câu muốn nói với nhà du hành vũ trụ vào tờ giấy, sau đó chuyển những câu hỏi này cho trạm mặt đất nằm ở bang Queensland, Australia, rồi tiếp tục từ trạm mặt đất liên lạc với trạm không gian quốc tế, do nhà du hành vũ trụ nữ của trạm không gian quốc tế trả lời.

Vào 1 giờ chiều cùng ngày, tín hiệu kết nối thành công, các trẻ lần lượt đến trước micro, trước tiên tiến hành giới thiệu về mình, sau đó đọc to và chậm câu hỏi viết gửi cho nhà du hành vũ trụ. Những câu hỏi rất nhiều kiểu: có người hỏi nhà du hành vũ trụ ăn gì vào buổi sáng? có người hỏi cô ấy có mang theo ảnh người thân không, có nhớ nhà không?

Có người hỏi cô có cảm thấy buồn tẻ trên trạm không gian không? Có người hỏi việc sợ hãi nhất trên vũ trụ là gì? Nhà du hành vũ trụ nữ lần lượt trả lời từng câu hỏi, đồng thời thỉnh thoảng cười thành tiếng với những câu hỏi ngây thơ của trẻ.

Nhà du hành vũ trụ Armstrong với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong dịp kỷ niệm tròn 40 đổ bộ lên Mặt trăng
Nhà du hành vũ trụ Armstrong với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong dịp kỷ niệm tròn 40 đổ bộ lên Mặt trăng

Để tăng cường hứng thú cho thế hệ sau đối với sự nghiệp hàng không vũ trụ, các giới của Mỹ đã tập trung làm rất nhiều việc. Trong những người tình nguyện của ngày hàng không vũ trụ, vừa có cấp cao của hãng Lockheed Martin, vừa có các kỹ sư thông thường. Một người tình nguyện cho biết, bồi dưỡng tình yêu cho trẻ đối với hàng không vũ trụ ngay từ nhỏ có thể sẽ ảnh hưởng một đời của đứa trẻ.

Nhà du hành vũ trụ đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của Mỹ Armstrong cũng xuất hiện tại sự kiện này, nhưng ông kín tiếng. Được biết, mỗi khi các trường mời ông giảng về những trải nghiệm khi đổ bộ lên Mặt trăng cho các trẻ thì ông đều không từ chối đến giảng bài và không thu tiền.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng