Máy bay C919 TQ lệ thuộc lớn vào công nghệ phương Tây, khó xuất khẩu

29/11/2014 09:22
Việt Dũng
(GDVN) - Máy bay chở khách ARJ21 và C919 TQ tuy có đơn đặt hàng nhưng bị thách thức bởi công nghệ, quản lý giám sát thị trường và chính trị...
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Đức đưa tin, ngày 12 tháng 11, máy bay chở khách ARJ21-700 90 chỗ ngồi đã cất cánh với tư cách là máy bay chở khách nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Theo bài báo, máy bay ARJ21 đã giành được 278 đơn đặt hàng. Nguồn tin trong ngành cho biết, giá bán máy bay chở khách này là 27 triệu USD, rẻ hơn 10% so với máy bay phản lực tương tự Bombardier.

Ngoài ra, đến năm 2015, máy bay chở khách cỡ lớn C919 – loại máy bay có thể mang theo 170 hành khách này sẽ bay thử. Hiện nay, máy bay C919 đã giành được 430 đơn đặt hàng. Điền Mẫn - một quan chức của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc tiết lộ, không lâu nữa, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo máy bay chở khách tầm xa cỡ lớn với 300 chỗ ngồi.

Theo bài báo, rõ ràng, Trung Quốc đang chuẩn bị gia nhập ngành chế tạo máy bay lĩnh vực công nghệ cao, trở thành đối thủ cạnh tranh của hãng Airbus và Boeing - hai hãng này đang dẫn đầu trên thị trường. Trong 8 năm ngắn ngủi, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc, trong khi các công ty phương Tây đã mất đến vài chục năm. Đương nhiên, có một nguyên nhân là công ty Trung Quốc đã thông qua tiến hành liên doanh sản xuất ở Trung Quốc với các công ty Airbus và Boeing, từ đó họ thu được kiến thức về công nghệ.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp

Đài tiếng nói nước Đức dẫn tờ "Thương báo" Đức cho rằng, cho dù những người có thái độ nghi ngờ với Trung Quốc như chuyên gia hàng không Michael Santo có "giội nước lã" vào thành tựu của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc ít nhất có kế hoạch đoạt lấy một phần công việc làm ăn từ tay các nhà chế tạo châu Âu và Mỹ trên thị trường hàng không đi đầu trong tương lai.

Michael Santo cho rằng, Trung Quốc muốn "thực sự đứng chân trong công nghiệp hàng không và trở thành nhà xuất khẩu trên thị trường thế giới" vẫn còn phải mất thời gian 10 - 15 năm. Nhưng, sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là nhà chế tạo máy bay chủ yếu thế giới là không thể ngăn cản. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn nghiên cứu chế tạo máy bay chở khách của họ. Không lâu nữa sẽ có thể cung cấp một lô máy bay chở khách "đường nhánh".

Trang mạng Thời báo New York Mỹ ngày 13 tháng 11 cho rằng, tại Triển lãm hàng không tổ chức ở Chu Hải, 2 chương trình lớn nhất của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc là máy bay "đường nhánh" ARJ21 và máy bay chở khách phản lực cỡ lớn C919 đã được trưng bày nổi bật, nhưng C919 vẫn chưa bay thử lần đầu tiên.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mặc dù Công ty thương mại Trung Quốc vẫn cần khắc phục rất nhiều trở ngại, nhưng đã thấy được sự quan ngại từ các đối thủ cạnh tranh. Giám đốc chiến lược và marketing Marwan Lahoud của Tập đoàn Airbus dự đoán, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc sẽ bắt đầu tranh giành đơn đặt hàng hàng không với hãng Airbus và Boeing vào đầu thập niên 20.

Marwan Lahoud nói: "Họ còn chưa hoàn toàn tổ chức tốt, nhưng sẽ có một ngày như vậy". "Nếu hàng không Pháp, hàng không Anh hoặc hàng không Đức vào năm 2020 đấu thầu mua sắm máy bay một chặng (đường ngắn), Công ty máy bay thương mại Trung Quốc sẽ tranh thầu. Hơn nữa còn có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh".

Ngày 12 tháng 11, ngày đầu tiên của triển lãm hàng không, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc đã tuyên bố đơn đặt hàng chế tạo 30 máy bay chở khách C919 cho bộ phận cho thuê của Ngân hàng China Merchants. Năm 2008, Công ty máy bay thương Mại Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập ở Thượng Hải. Tổng kim ngạch và đơn giá của giao dịch này đều chưa công bố cho bên ngoài.

Nhà phân tích cao cấp Ray Jaworowski, người quan tâm đến ngành hàng không vũ trụ của công ty Forecast International cho rằng: "Nhà chế tạo đều vui mừng tuyên bố đơn đặt hàng lớn, họ vui mừng triển khai rất nhiều đàm phán trước triển lãm hàng không, sau đó che giấu thông tin".

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo bài báo, mặc dù việc nghiên cứu phát triển C919 đã từng bị trì hoãn, nhưng Công ty máy bay thương mại Trung Quốc vẫn giành được đơn đặt hàng từ một số công ty hàng không Trung Quốc, bao gồm hàng không Thượng Hải, hàng không Hạ Môn, hàng không Hà Nam. Ngoài ra, công ty hàng không nước ngoài - hàng không Lào cũng đã tiến hành đặt mua.

Bài báo cho rằng, bất kể là C919 hay ARJ21 đều lệ thuộc rất lớn vào công nghệ phương Tây trên phương diện động cơ và thiết bị điện tử, nhà cung ứng của chúng gồm General Electric, Honeywell, Kidde và Rockwell Collins. Sự lo ngại về công nghệ động cơ của Trung Quốc cũng đã gây trở ngại cho phát triển hàng không quân dụng Trung Quốc.

Thị trường nội địa to lớn của Trung Quốc có lợi cho Công ty máy bay thương mại Trung Quốc thu hút khách hàng giai đoạn đầu, giúp họ đi vào quỹ đạo đúng đắn.

Tuy nhiên, cho dù những máy bay này biểu hiện tốt ở thị trường trong nước, khi xuất khẩu ra nước ngoài, Công ty máy bay thương mại Trung Quốc cũng sẽ gặp phải các thách thức về mặt công nghệ, giám sát quản lý và chính trị.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo bài báo, muốn giành được chứng nhận của Cục quản lý hàng không Liên bang Mỹ (FAA) "thường phải mất rất nhiều thời gian và chi phí". Ray Jaworowski cho rằng: "Muốn giành được thành tích tiêu thụ ở thị trường phương Tây có quy mô khổng lồ, lợi nhuận nhiều, chứng nhận như vậy bất kể là FAA chứng nhận hay Cục an ninh hàng không châu Âu (EASA) chứng nhận đều không thể thiếu được".

Quá trình chứng nhận này có thể bao gồm kiểm tra tính hợp quy liên quan đến vài trăm thậm chí vài nghìn quy định. Từ thiết kế máy bay đến cơ sở sản xuất và các phương diện của hệ thống trên máy bay đều phải đạt tiêu chuẩn của các cơ quan liên quan. Quá trình này phải mất thời gian vài năm: nhân viên làm việc của FAA mất trên 200.000 giờ để chứng nhận công nghệ của Boeing 787 Dreamliner, mất 4.000 giờ cho công tác kiểm tra bay.

Jaworowski cho rằng, ưu thế của máy bay Trung Quốc ở chỗ giá rẻ, hơn nữa "một số nước không yêu cầu có chứng nhận của FAA hoặc EASA".

Máy bay ARJ21 nhiều nhất có thể chứa 90 hành khách, sẽ triển khai cạnh tranh với máy bay "đường nhánh" do các công ty Embraer (Brazil) và Bombardier (Canada) chế tạo. Theo tạp chí "Aviation Week", Công ty máy bay thương mại Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển ARJ21 từ năm 2002, công tác giai đoạn đầu do tổ hợp được chính phủ dẫn đầu hoàn thành, tổ hợp này sau đó trở thành một bộ phận của Công ty máy bay thương mại Trung Quốc. Loại máy bay này ban đầu có kế hoạch năm 2007 đưa vào sử dụng, nhưng theo dự đoán hiện nay, sự kiện cột mốc này sẽ trì hoãn đến năm 2015. Máy bay này còn chưa nhận được chứng nhận của FAA, giá cả chính thức cũng chưa công bố.

Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp
Chiếc máy bay chở khách C919 đầu tiên của Trung Quốc lắp ráp

Còn về máy bay chở khách phản lực cỡ lớn C919, Michelsen dự đoán, nếu Công ty máy bay thương mại Trung Quốc có thể xóa bỏ những lo ngại của bên ngoài về chất lượng, độ tin cậy và độ an toàn, thị trường của loại máy bay này sẽ rất rộng lớn.

Michelsen nói: "Thời gian khởi động C919 tương đối muộn, có thể sẽ đi ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương". "Hãng hàng không Ryanair đã tham gia công tác nghiên cứu phát triển C919, điều này có thể có nghĩa là công ty hàng không giá rẻ châu Âu Ryanair sẽ sử dụng loại máy bay này".

Quản lý cao cấp của Airbus Marwan Lahoud cho rằng, ngoài một số khác biệt, thiết kế của máy bay C919 tương tự như đồ được chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Ông nói: "Nếu chúng ta nhìn cụ thể các nhân tố quan trọng như lượng tiêu hao dầu, loại thiết kế này có thể sẽ bị xem là điểm yếu".

Nhưng, ông chỉ ra, C919 sẽ là lô máy bay đầu tiên lắp động cơ thế hệ mới do Công ty CFM nghiên cứu phát triển, CFM là một doanh nghiệp liên doanh được thành lập bởi Tập đoàn SAFRAN Pháp và công ty General Electric Mỹ. So với động cơ của máy bay Boeing 737 và Airbus A320 hiện nay, động cơ của công ty này có thể tiết kiệm năng lượng 15%.

Marwan Lahoud cho rằng: "Họ đã dự đoán được, họ cần dẫn trước về công nghệ này. Cho dù họ không dự định khi bắt đầu sẽ ở vị trí dẫn trước".

Máy bay chở khách ARJ21 đường ngắn của Trung Quốc
Máy bay chở khách ARJ21 đường ngắn của Trung Quốc
Việt Dũng