Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mạnh hơn Hải quân Trung Quốc ở điểm nào?

28/03/2015 08:14
Việt Dũng (nguồn mạng BBC Anh)
(GDVN) - Cựu sĩ quan tàu ngầm Nhật Bản coi thường sức mạnh Hải quân TQ, chỉ rõ ưu thế về chất lượng tàu chiến, công nghệ đóng tàu, năng lực tác chiến trên biển của NB.
Cựu sĩ quan chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Toshihide Yamauchi (nguồn BBC Anh)
Cựu sĩ quan chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Toshihide Yamauchi (nguồn BBC Anh)

Theo mạng BBC Anh ngày 27 tháng 3, Toshihide Yamauchi 66 tuổi, là cựu sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, từng chỉ huy lực lượng tàu ngầm tinh nhuệ của Lực lượng Phòng vệ Biển, cũng được cho là người rất hiểu Hải quân Trung Quốc.

Toshihide Yamauchi có tài liệu ghi chép về Hải quân và hoạt động hàng hải của Trung Quốc "thuộc như lòng bàn tay".

Năm 1988, Toshihide Yamauchi đảm nhiệm chỉ huy tàu ngầm, sau đó rời Lực lượng Phòng vệ, đến làm giáo sư ở Đại học Quốc phòng Nhật Bản. Năm 1994, ông thông hiểu Trung Quốc khi ở khoa chính trị quốc tế, Đại học Aoyama Gakuin, được đề nghị nghiên cứu Trung Quốc, đặc biệt là nghiên cứu các động thái của Hải quân Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tháng 12 năm 2012 tiếp tục lên cầm quyền, tháng 7 năm 2014, nội các Shinzo Abe thông qua nghị quyết nội các sửa dổi giải thích Hiến pháp để thực hiện quyền tự vệ tập thể, khiến cho Trung Quốc cảnh giác và bất mãn.

Trong cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2014, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe đã giành toàn thắng, dư luận cho rằng, điều này đã mở đường cho ông Shinzo Abe sửa đổi “Hiến pháp hòa bình”.

Lúc đó, truyền thông chính quyền Trung Quốc chỉ trích chính quyền Shinzo Abe "chuẩn bị phát huy năng lực phòng vệ của Nhật Bản nhằm từng bước đột phá hạn chế của ‘Hiến pháp hòa bình’, cho thấy họ có dã tâm mưu toan sửa đổi Hiến pháp, tăng cường quân bị".

Tàu sân bay trực thăng Izumo khi chuẩn bị bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo khi chuẩn bị bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Mèo nào cắn mỉu nào

Như vậy, so với Hải quân Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mạnh ở đâu? Yếu ở đâu? Toshihide Yamauchi cho rằng: "Có thể dùng xuất sắc hay không thì tôi không rõ, nhưng tôi tự tin cho rằng, thời gian huấn luyện trên biển của chúng tôi ít nhất dài hơn Hải quân Trung Quốc, chúng tôi cũng xuất sắc hơn Hải quân Trung Quốc về seamanship".

Seamanship trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là kỹ thuật lái tàu, mà phần nhiều nghiêng về kỹ thuật và kinh nghiệm hàng hải (nghề đi biển). Toshihide Yamauchi  cho rằng, Nhật Bản có ưu thế trên phương diện này.

Toshihide Yamauchi nói: "Hải quân Trung Quốc cũng đang huấn luyện ở duyên hải, hải quân không chỉ điều khiển tàu thuyền, mà bất kể trong tình hình nào, tàu phải trở thành bạn tốt của biển, hoàn thành nhiệm vụ tác chiến".

Nhận thức đối với hàng hải của Toshihide Yamauchi là, bất kể tình hình biển thế nào, cho dù có sóng to gió lớn, tình hình nguy hiểm, tàu ngầm hoặc tàu chiến của ông cũng có thể "trở thành người bạn" của biển lớn.

Ông nói: "Trung Quốc cũng đang huấn luyện, nhưng kỹ thuật luyện tập không đủ, bất kể xuất hiện tình huống gì, cần phải chinh phục biển rộng để tác chiến".

Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhât Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhât Bản

Toshihide Yamauchi tiếp tục đề cập tới một cụm từ tiếng Anh khác, đó là "man-machine system", chính là sự thống nhất giữa con người và vũ khí, ông cho rằng, chỉ có "kết hợp thống nhất giữa con người và vũ khí mới có thể phát huy hiệu lực lớn nhất", trong khi đó, Nhật Bản có ưu thế trên phương diện này.

Ông nói: "Trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển đều là do họ tự nghiên cứu phát triển, chúng tôi có thể sử dụng vũ khí tốt hơn, khéo léo hơn người khác. Rất nhiều thứ đều được nghiên cứu phát triển thông qua ý tưởng của bản thân chúng tôi, đương nhiên cũng có đồ nhập khẩu của Mỹ, nhưng cho dù là đồ của Mỹ cũng giống như đồ của mình, chúng tôi sử dụng rất thành thạo".

"Vào viện bảo tàng"

Như vậy, Nhật Bản yếu hơn Hải quân Trung Quốc ở phương diện nào? Toshihide Yamauchi cười và hỏi ngược lại: "Có chỗ nào yếu không?". Sau đó, ông đã trả lời vấn đề này. Ông cho rằng, Hải quân Trung Quốc có ưu thế về số lượng, Hải quân Trung Quốc theo đuổi “lượng”, có số lượng tàu chiến đông đảo, niên giám của Hải quân Trung Quốc cũng nói tới "có bao nhiêu tàu".

"Mặc dù Hải quân Trung Quốc có ưu thế về số lượng, nhưng rất nhiều tàu phải vào viện bảo tàng". Ý của Toshihide Yamauchi là, chất lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc không cao, công nghệ lạc hậu. Nhưng, ông cũng cho rằng, sau thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu theo đuổi cả 2 phương diện: chất và lượng.

Biên đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Biên đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Toshihide Yamauchi cho rằng, tàu khu trục Type 051 và Type 052 lớp Lữ Hộ của Hải quân Trung Quốc cũng không tồi, nhưng cũng là dùng thử, tàu chiến Trung Quốc có thể đánh nhau với lực lượng hải quân tiên tiến như Nhật Bản hiện nay chỉ có một loại.

Đóng tàu

Toshihide Yamauchi cho rằng, ông nghi ngờ rất lớn về công nghệ đóng tàu Trung Quốc “hàng đầu thế giới”. Ông cho rằng, chủ thuyền mua tàu của Trung Quốc, khi mua tàu mình chế tạo, đều mua với giá 70% của giá thị trường quốc tế. Nhật Bản không như vậy, chỉ cần đưa ra yêu cầu, Nhật Bản có thể chế tạo tàu hoàn toàn dựa vào mong muốn của bạn.

Toshihide Yamauchi cho hay, công nghệ đóng tàu của Nhật Bản tương đối ổn định, luôn truyền tinh thần "tàu chiến Yamato" đến ngày nay.

Toshihide Yamauchi từng chỉ huy tàu ngầm, đương nhiên quan tâm tới tàu ngầm Trung Quốc. Ông cho rằng, Trung Quốc đã chế tạo tàu ngầm lớp Nguyên, đã tập trung lực lượng mạnh nhất của hải quân, cho nên, trình độ cao, năng lực rất tốt. Nhưng, việc sản xuất hàng loạt không thể lập tức được thực hiện khi ủy thác cho nhà máy đóng tàu. Vì vậy, trình độ ngành đóng tàu của Hải quân Trung Quốc có thể còn thấp.

Dưới đây là một số hình ảnh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Những hình ảnh mới về lễ bàn giao tàu sân bay trực thăng Izumo cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Những hình ảnh mới về lễ bàn giao tàu sân bay trực thăng Izumo cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nhật Bản đã đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35B (trong hình) và máy bay vận tải cánh xoay nghiêng SV-22 Osprey của Mỹ
Nhật Bản đã đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35B (trong hình) và máy bay vận tải cánh xoay nghiêng SV-22 Osprey của Mỹ
Việt Dũng (nguồn mạng BBC Anh)