Điểm mặt những huấn luyện cơ có thể thay thế T-38 của Không quân Mỹ

19/10/2012 06:00
Trịnh Tuân (Nguồn: lenta, vpk.name)
(GDVN) - “Đại bàng vàng” T-50 Golden Eagle, “Chim ưng” Hawk, T-100 hiện đang là những ứng cử viên sáng giá nhất để thay thế các máy bay huấn luyện T-38 đã lỗi thời của Không quân Mỹ.
Không quân Mỹ đã công bố các yêu cầu cơ bản cho một máy bay huấn luyện mới để thay thế cho máy bay T-38 Talon đã lỗi thời, Flightglobal cho hay.

Tổng cộng, quân đội Mỹ có ý định mua 350 máy bay huấn luyện mới. Ngoài các máy bay này, không quân Mỹ cũng sẽ mua mới các thiết bị và máy tính dành cho huấn luyện.

Huấn luyện cơ T-38 của Không quân Mỹ đã lỗi thời.
Huấn luyện cơ T-38 của Không quân Mỹ đã lỗi thời.

Yêu cầu của máy bay huấn luyện mới

Theo yêu cầu, máy bay huấn luyện mới phải có một buồng lái tương tự như F-22 Raptor hay F-35 Lightning II.

Máy bay phải được lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, radar cảnh báo sớm, màn hình hiển thị đa chức năng và các thiết bị có khả năng mô phỏng dữ liệu từ radar.

Máy bay cũng cần phải có nguồn dự trữ nhiên liệu nhiên liệu “dồi dào”, đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ huấn luyện cũng như chiến đấu trên không.

Máy bay huấn luyện mới phải có một buồng lái tương tự như F-22 Raptor hay F-35 Lightning II
Máy bay huấn luyện mới phải có một buồng lái tương tự như F-22 Raptor hay F-35 Lightning II

Các máy bay huấn luyện mới này phải có khả năng điều chỉnh tiếp nhiên liệu trên không mà không cần phun nhiên liệu trực tiếp.

Tất cả các thiết bị trên máy bay phải được bố trí với kiến trúc mở theo kiểu mô-đun. Đây là yêu cầu vô cùng cần thiết để đảm bảo cho quá trinh hiện đại hóa trong tương lai.

Chi phí bảo trì và các dịch vụ khác của máy bay huấn luyện mới không được vượt quá 35,3 tỷ đôla trong vòng 20 năm phục vụ.

Ngoài ra, máy bay huấn luyện mới phải có khả năng mô phỏng sử dụng các loại vũ khí, bao gồm cả tên lửa có điều khiển và không điều khiển không đối không, không đối đất cũng như các loại bom bom có điều khiển và bom rơi tự do.

Máy bay huấn luyện mới phải đảm bảo tất cả các yêu cầu mà Không quân Mỹ đưa ra. Trong ảnh: Huấn luyện cơ T-50.
Máy bay huấn luyện mới phải đảm bảo tất cả các yêu cầu mà Không quân Mỹ đưa ra. Trong ảnh: Huấn luyện cơ T-50.

Khả năng sẫn sàng tác chiến của máy bay huấn luyện mới phải đạt ít nhất 64,7%. Khung máy bay huấn luyện mới phải có khả năng chịu quá tải ít nhất là 6,5 g trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 15 giây khi thực hiện bổ nhào ở độ cao 3.000 đến 6000 m.

Các hệ thống trên máy bay phải chịu được tình trạng quá tải 7,5 g mỗi giây và khi tăng tốc là 3g mỗi giây.

Cuối cùng, máy bay phải có khả năng chịu và thay đổi được tốc độ lộn vòng tức thời 12 độ mỗi giây, và tốc độ lộn vòng ổn định 9 độ mỗi giây. Dự kiến, các yêu cầu chính thức sẽ được công bố vào mùa thu năm 2013.

T-100, một máy bay huấn luyện mới củacông ty Ý Alenia Aermacchi.
T-100, một máy bay huấn luyện mới củacông ty Ý Alenia Aermacchi.

Cho đến nay, có rất nhiều công ty bày tỏ sự quan tâm dự án cung cấp các máy bay huấn luyện mới cho Không quân Mỹ như Lockheed Martin (cùng với tập đoàn Hàn Quốc KAI) và Boeing của Mỹ, BAE Systems của Anh và Alenia Aermacchi của Italy.

Lockheed Martin có kế hoạch cung cấp các máy bay huấn luyện hiện có T-50 Golden Eagle, BAE Systems - Hawk, và Alenia Aermacchi - T-100 (được phát triển trên cơ sở máy bay M-346 Master).

Boeing có kế hoạch phát triển một máy bay huấn luyện hoàn toàn mới để cung cấp cho Không quân Hoa Kỳ cũng như thị trường thế giới.

“Đại bàng vàng” T-50 Golden Eagle

T-50 Golden Eagle hay đầy đủ là KAI TA-50 là một máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ siêu âm được Hàn Quốc-Hoa Kỳ hợp tác thiết kế chế tạo vào đầu thế kỷ 21. Nó được phát triển bởi Korean Aerospace Industries cùng với sự hợp tác của Lockheed Martin.

Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu được dựa trên F-16 Fighting Falcon của Lockheed Martin, và chúng tương tự nhau về cách thức trang bị động cơ, tốc độ, kích thước, giá thành và tầm hoạt động của vũ khí.

T-50 được trang bị với một hệ thống dẫn đường quán tính/định vị vị trí toàn cầu Honeywell H-764G và radar đo độ cao HG9550. Một phiên bản A-50 được trang bị radar APG-67 của Lockheed Martin.

Đây là máy bay huấn luyện đầu tiên được trang bị giao diện điều khiển số fly-by-wire. Máy bay có thể chứa hai phi công, vòm kính được đặt cao và ghế ngồi thiết kế trước sau cho phép phi công có tầm nhìn rõ ràng hơn và khả năng khóa mục tiêu tốt hơn. Buồng lái được trang bị hệ thống tạo khí ôxy trên khoang lái.

Máy bay có thể đạt được trần bay1 4.630 m và khung máy bay được thiết kế hoạt động trong 8.000 giờ. Nó có 7 thùng nhiên liệu bên trong có sức chứa 2.655 lít nhiên liệu, 5 thùng trong thân và 2 ngoài cánh. Ngoài ra nó còn có thể mang thêm được 3 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài bổ sung 1.710 lít nhiên liệu.

T-50 Golden Eagle một động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 với hệ thống điều khiển động cơ số hoàn toàn tự động (FADEC).

Động cơ có ba tầng quạt, bảy trục xếp tầng, và thùng chứa nhiên liệu đốt phụ. Máy bay có thể tuần tra ở tốc độ Mach 1,05, và lực đẩy cực đại khi đốt nhiên liệu lần hai là 78.7 kN, và có tốc độ tối đa là Mach 1,4.

Giá thành của một chiếc T-50 Golden Eagle dao động từ 25 đến 30 triệu đôla, TA-50 không đơn thuần là một chiếc máy bay huấn luyện mà nó còn được đánh giá như một chiến đấu cơ đích thực.

Loại chiến đấu cơ này đạt tốc độ tới đa lên đến gấp rưỡi vận tốc âm thanh (khoảng 1,800 km/giờ) và có tầm bay đến 1.800 km.

Máy bay được trang bị một pháo General Electric M61 Vulcan 20 mm với 250 viên đạn có thể đặt bên trong, đằng sau buồng lái.

Tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder có thể gắn vào giá treo vũ khí ở đầu cánh, và các loại tên lửa khác có thể trang bị dưới các điểm treo ở cánh.

Những vũ khí không đối đất bao gồm tên lửa AGM-65 Maverick, bệ phóng rocket LAU-68, bom chùm CBU-58 và Mk-20, và bom thường Mk-82, Mk-83, và Mk-84.

“Chim ưng” Hawk

BAE Systems (BAE) Hawk là một máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến bay lần đầu tiên vào năm 1974 với tên gọi Hawker Siddeley Hawk.

Nó được sử dụng bởi Không quân Hoàng gia Anh, và một số lực lượng không quân của các quốc gia khác, ngoài dùng để huấn luyện nó còn được sử dụng như một máy bay chiến đấu có chi phí thấp.

BAE Hawk của Không quân Canada.
BAE Hawk của Không quân Canada.

Hawk có tính linh hoạt tuyệt vời, nó không có khả năng đạt tốc độ âm thanh trong khi bay ngang, nhưng nó có thể đạt tốc độ Mach 1.2 khi lao xuống, cho phép những học viên trải qua cảm giác điều khiển máy bay ở tốc độ âm thanh mà không cần đến một máy bay huấn luyện siêu âm.

Huấn luyện cơ Hawk trang bị một động cơ Rolls-Royce Adour Mk.951 với lực đẩy 29 kN cho phép nó đạt tốc độ Mach 0.84 khi bay thẳng, tầm hoạt động 2.520 km, trần bay 13.565 m và vận tốc lên cao 47 m/s.

Huấn luyện cơ BAE Hawk của Không quân Hoàng gia Anh.
Huấn luyện cơ BAE Hawk của Không quân Hoàng gia Anh.

Máy bay Hawk  trang bị một pháo ADEN 30 mm, mang được 3.085 kg vũ khí trên 5 giá treo, bao gồm 4 tên lửa AIM-9 Sidewinder 680 kg bom, giới hạn trên một giá treo ở giữa thân và 2 giá treo trên cánh.

Alenia Aermacchi T-100

T-100 là biến thể máy bay huấn luyện hiện đại của Alenia Aermacchi M-346, một máy bay huấn luyện quân sự do Alenia Aermacchi của Ý sản xuất trên cơ sở hợp tác với Yakolev của Nga.

T-100 được nhiều người kỳ vọng là máy bay có thể thay thế cho phi đội máy bay huấn luyện T-38 đã lão hóa của Không quân Mỹ.

Alenia Aermacchi T-100.
Alenia Aermacchi T-100.

Huấn luyện cơ này được tích hợp các hệ thống dành cho huấn luyện hiện đại như hệ thống điện tử, radar, hệ thống mô phỏng chiến đấu… đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trong đào tạo phi công cho các máy bay chiến đấu thế hệ 4, 5 F-22 và F-35.

Máy bay T-100 có thiết kế khá độc đáp, giá thành sản xuất rẻ, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không  và có khả năng hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào cả ngày lẫn đêm. Đồng thời máy bay cũng có khả năng đánh chặn cực tốt khi nó được trang bị các tên lủa đối không.

T-100 trang bị hai động cơ F-124GA-200 với lực đẩy 28 kN/động cơ cho phép nó đạt vận tốc tối đa trên 1000 km/h và trần bay 14 km.

Trịnh Tuân (Nguồn: lenta, vpk.name)