Chi tiêu quốc phòng châu Á tăng mạnh, 60% đến từ Trung Quốc

14/02/2015 11:17
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ tiếp tục đứng đầu về ngân sách quân sự, Nga là nước chi tiêu quân sự lớn nhất châu Âu, Trung Quốc chiếm 38% chi tiêu quốc phòng của châu Á làm mất cân bằng.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2013 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2013 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

Mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 11 tháng 2 đăng bài viết "Chi tiêu quân sự toàn cầu năm nay sẽ giảm" cho rằng, cơ quan nghiên cứu nổi tiếng Anh ngày 11 tháng 2 cho rằng, do tăng trưởng kinh tế dự kiến không lạc quan và giá dầu thấp làm cho các nước cắt giảm ngân sách quốc phòng, sau khi tăng lên vào năm 2014, chi tiêu quân sự toàn cầu có thể sẽ giảm đi trong năm 2015.

Chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2014 tăng, năm 2015 giảm

Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế nằm ở London ngày 11 tháng 2 cho rằng, sau 3 năm giảm liên tục, chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2014 cuối cùng đã tăng 1,7%. Nhà kinh tế học quốc phòng của viện nghiên cứu này Giri Rajendra cho rằng, tăng trưởng chi tiêu quân sự của Nga, Trung Quốc và Saudi Arabia đã làm "trung hòa" suy giảm chi tiêu quân sự của các khu vực khác.

Nhưng, cùng với sự trừng phạt của phương Tây và sức ép của giá dầu thấp đối với kinh tế ngày càng rõ rệt, tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự 2 con số những năm gần đây của Nga có thể khó duy trì.

Giri Rajendra cho rằng, mặc dù Chính phủ Nga cam kết bảo vệ chi tiêu quân sự không bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng của ngân sách tổng thể, nhưng việc phải hỗ trợ cho ngành ngân hàng mỏng manh có khả năng làm cho chính phủ khó mà thực hiện được cam kết này.

Đối với các nhà chế tạo vũ khí phương Tây như Công ty Lockheed Martin và Công ty hệ thống hàng không vũ trụ Anh, chi tiêu quân sự giảm đi thường là một tin xấu. Nhưng, tình hình năm 2015 có thể có khác.

Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế dự đoán, nguyên nhân chính làm cho chi tiêu quân sự toàn cầu năm nay giảm đi là thị trường lấy Nga làm đại diện, giống với Trung Quốc, nước này không mua vũ khí từ các nhà chế tạo vũ khí phương Tây. Trái lại, cùng với sự tăng trưởng ngân sách của một số nước phương Tây, lợi nhuận của những công ty này cũng đang tăng lên.

Tuy nhiên, tính không xác định vẫn tồn tại, đặc biệt ở châu Âu. Từ năm 2010 đến nay, chi tiêu quân sự thực tế của châu Âu đã giảm 8%.

Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc

Trang mạng "Washington Post" Mỹ ngày 11 tháng 2 đăng bài "Quan sát toàn cầu: Chi tiêu quốc phòng Mỹ vẫn làm cho các nước khác trên toàn cầu thua kém" dẫn "Báo cáo cân bằng quân sự" thường niên của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho rằng, ngân sách quốc phòng của Mỹ gấp 4 lần đối thủ cạnh tranh chủ yếu nhất (Trung Quốc).

Trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Mỹ tương đương với tổng ngân sách quốc phòng của 14 đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

Mỹ luôn là "con thú khổng lồ" về quân sự, nhưng trong báo cáo công bố vào ngày 11 tháng 2 này, một số nước lớn về chi tiêu quân sự chủ yếu khác có thể gây ngạc nhiên. Là đối thủ cạnh tranh địa-chính trị của Mỹ, Trung Quốc đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng, chi tiêu quân sự vượt xa các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác ở Đông Á. Saudi Arabia - một đồng minh quan trọng của Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc trong bảng xếp hạng. Nước chi tiêu quân sự lớn nhất châu Âu là Nga

Người phụ trách Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Chipman cho biết, điểm quan trọng của "Báo cáo cân bằng quân sự" này ở chỗ, sự trỗi dậy của các nước lớn châu Á và sự suy yếu của các nước lớn châu Âu.

Dư luận Nhật Bản lo ngại Trung Quốc tăng cường chi tiêu quân sự

Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 2 đăng bài "Chi tiêu quân sự toàn cầu cách 4 năm lại tăng lên" cho biết, ngày 11 tháng 2, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Anh đã công bố báo cáo thường niên về tình hình quân sự thế giới có tên là "Báo cáo cân bằng quân sự" (bản năm 2015).

Báo cáo chỉ ra, chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2014 sau khi loại bỏ các nhân tố như lạm phát, cách 4 năm lần đầu tiên tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Xét đến cuộc khủng hoảng Ukraine và thế lực cực đoan Trung Đông - "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ngóc đầu dậy, chi tiêu quân sự của Nga và các nước Trung Đông tiếp tục tăng lên. Báo cáo chỉ ra, các nước phương Tây buộc phải sửa đổi chiến lược quân sự.

Theo thống kê, tỷ lệ chi tiêu quân sự năm 2014 của Nga tăng khoảng 6% (70 tỷ USD). Mặc dù mức tăng giảm so với năm 2013, nhưng tỷ lệ trong GDP lại tăng lên 3,4%, vượt Mỹ (3,3%) và châu Âu (1,4%).

Giống với Nga, chi tiêu quân sự tăng cao còn có các nước Trung Đông và Bắc Phi. Để ứng phó với tình hình bất ổn sau "mùa xuân Ả rập", nội chiến Syria kéo dài và thế lực cực đoan Hồi giáo với đại diện là IS, chi tiêu quân sự của các nước ở các khu vực nêu trên tăng mạnh.

Tờ "Tokyo Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 2 đăng bài "Trung Quốc đứng đầu châu Á về lượng chi tiêu quốc phòng" cho rằng, từ năm 2013 đến năm 2014, trong phần tăng chi tiêu quốc phòng của châu Á (tính cả châu Đại Dương), 63,4% đến từ Trung Quốc, cho thấy rõ xu thế bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Báo cáo “Báo cáo cân bằng quân sự” năm 2015 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho thấy, Ấn Độ - nước đứng thứ 2 chiếm 14,2%, tiếp theo là Nhật Bản chiếm 5,7%, Hàn Quốc chiếm 4,2%. Do không thể có được số liệu của Bắc Triều Tiên, vì vậy không đưa nước này vào danh sách thống kê.

Chi tiêu quốc phòng châu Á năm 2014 tổng cộng khoảng 344 tỷ USD, đã tăng 27% so với năm 2010. Tỷ trọng của Trung Quốc trong chi tiêu quốc phòng của châu Á từ 28% năm 2010 tăng lên 38% năm 2014. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng của Nhật Bản lại từ 20,2% giảm xuống 13,9%. Cân bằng quân sự đang lung lay.

Ngoài ra, báo cáo còn nhấn mạnh, Hải quân Trung Quốc đã bước vào “thời đại mới” sản xuất lượng lớn tàu chiến dùng để tuần tra biển gần và mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Báo cáo dự đoán, nếu tàu khu trục Type 055 hoàn thành chế tạo theo kế hoạch, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ có sức chiến đấu mạnh nhất khu vực này.

Báo cáo chỉ ra, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc căng thẳng, Nhật Bản đã tiếp tục tăng cường tư thế bảo vệ an ninh. Tháng 4 năm 2014, chính quyền Shinzo Abe đã xóa bỏ Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, đã thúc đẩy cùng nghiên cứu phát triển trang bị phòng vệ, “có khả năng tăng cường thực lực quân sự của Nhật Bản”.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A, Pháo binh 2 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A, Pháo binh 2 Trung Quốc
Đông Bình