Báo Trung Quốc viết gì về chuyến thăm của Hải quân Ấn Độ đến Việt Nam

11/06/2013 07:57
Đông Bình
(GDVN) - Theo bài báo, Ấn Độ muốn xây dựng cây cầu an ninh và ổn định với các nước trong khu vực hỗ trợ cho chiến lược hướng Đông và kiềm chế TQ.
Trưa ngày 4 tháng 6 năm 2013, 4 tàu chiến Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Trưa ngày 4 tháng 6 năm 2013, 4 tàu chiến Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 6 năm 2013 đăng bài viết nhan đề "4 tàu chiến Ấn Độ và Hải quân Việt Nam diễn tập ở biển Đông là để thăm dò Trung Quốc". Sau đây là nội dung được truyền thông TQ đăng tải trong bài viết:

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" nói rằng, báo chí Việt Nam đưa tin, ngày 8 tháng 6 năm 2013, 4 tàu chiến Ấn Độ đã cùng với Hải quân Việt Nam tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp ở khu vực biển Đông.

Theo đó, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ lại bắt đầu "gọi nhịp tạo thế" với Trung Quốc, cho rằng Ấn Độ và Việt Nam diễn tập chung để "thăm dò Trung Quốc". Cũng có phân tích cho rằng, bóng đen "đối đầu biên giới" giữa Quân đội Trung-Ấn còn chưa tan, thời gian chuyến thăm của tàu chiến Ấn Độ đặc biệt nhạy cảm.

Hai năm trước, tàu chiến Ấn Độ hoạt động ở vùng biển tương tự đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh cáo, truyền thông Ấn Độ cho rằng New Delhi đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Bắc Kinh.

Mạng tin tức Việt Nam cho biết, 4 tàu chiến của Hạm đội miền Đông Ấn Độ gồm tàu hộ vệ tên lửa INS Satpura, tàu tiếp tế biển xa INS Shakti, tàu khu trục INS Ranvijay và tàu hộ vệ INS Kirch mang theo 12.000 sĩ quan và thủy thủ, vào ngày 4 tháng 6 đã đến cảng Đà Nẵng miền trung Việt Nam.

Tàu tiếp tế biển xa INS Shakti (A57) của Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ.
Tàu tiếp tế biển xa INS Shakti (A57) của Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ.

Được biết, tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Satpura có 50 sĩ quan và 350 thủy thủ, lượng giãn nước là 5.300 tấn, dài 143 m, rộng 17 m, mớn nước 5,3 m và tốc độ đạt 32 hải lý/giờ. Trong khi đó, tàu tiếp tế biển xa INS Shakti chở theo 30 sĩ quan và 200 thủy thủ, có lượng giãn nước 27.500 tấn, dài 175 m, rộng 25 m, mớn nước 9,1 m và tốc độ 20 hải lý/giờ.

Tàu khu trục INS Ranvijay chở 50 sĩ quan và 400 thủy thủ nhỏ hơn với lượng giãn nước là 4.974 tấn, dài 146 m, rộng 15,8 m, mớn nước 4,8 m nhưng tốc độ lên đến 35 hải lý/giờ. Tàu hộ vệ INS Kirch chỉ có trọng lượng 1.460 tấn, dài 91 m, rộng 10,5 m, mớn nước 4,5 m và tốc độ 25 hải lý/giờ. Tàu hộ vệ này chở 170 sĩ quan và thủy thủ.

Trong buỗi lễ chào mừng, Tư lệnh Hạm đội miền Đông Ấn Độ Kumar nhấn mạnh "tầm quan trọng của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng của các quốc gia trong khu vực", cho rằng "Ấn Độ tôn trọng chủ quyền đảo và biển của các nước có liên quan ở biển Đông.

Trong tương lai, nhà lãnh đạo của các nước này sẽ tìm được tiếng nói chung đối với vấn đề biển Đông". Ông Kumar cho biết, trong chuyến thăm gần đây, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Malaysia đã tổ chức một cuộc diễn tập.

Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt-Ấn.
Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt-Ấn.

Tờ "Calcutta Telegraph" Ấn Độ cho rằng, 4 tàu chiến của Hạm đội miền Đông Ấn Độ ngày 30 tháng 5 đã rời cảng Visakhapatnam, bắt đầu chuyến thăm nước ngoài thường niên, hoạt động này diễn ra đúng vào sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. 

Báo TQ tuyên truyền rằng, 2năm trước, tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Hải quân Ấn Độ từ một bến cảng của Việt Nam chạy đến một bến cảng khác cũng của Việt Nam, đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh cáo là "đã đi vào vùng biển của Trung Quốc".

Hiện nay, cùng với việc biên đội Hải quân Ấn Độ có quy mô lớn hơn xuất hiện ở khu vực cơ bản tương tự, Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ phản ứng của Trung Quốc. Sau sự kiện đối đầu biên giới giữa Ấn-Trung, động thái này đặc biệt nhạy cảm.

Tờ "The Times of India" Ấn Độ bình luận, Ấn Độ đang cùng với Việt Nam và Nhật Bản xây dựng cây cầu an ninh trên biển mạnh mẽ, để đối phó với chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Các tuyến đường hàng hải và năng lượng chủ yếu như eo biển Malacca kết nối với Ấn Độ Dương, Ấn Độ Dương là trọng tâm của Ấn Độ, điều này giúp cho Ấn Độ trở thành quốc gia có lợi ích liên quan chủ yếu của an ninh và ổn định khu vực này.

Theo một số phương tiện truyền thông Ấn Độ, tàu chiến Ấn Độ triển khai ở biển Đông và Tây Thái Bình Dương vừa có thể tăng cường quan hệ quân sự với các nước ASEAN, vừa có thể phô diễn thực lực của Quân đội Ấn Độ.

Chuẩn Đô đốc Ajit Kumar P, Tư lệnh Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ
Chuẩn Đô đốc Ajit Kumar P, Tư lệnh Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ

Báo TQ cho rằng, Ấn Độ không lâu nữa sẽ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu 2 tàu sân bay, Ấn Độ sẽ có thể tiếp tục "khoe cơ bắp" trên biển. Việc triển khai của Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ có vai trò quan trọng, việc triển khai ở nước ngoài dài 1 tháng của hạm đội này và chuyến thăm ba nước Singapore, Australia, Thái Lan của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đều nhằm hỗ trợ cho chiến lược "hướng Đông" của Ấn Độ, để ứng phó với các động thái của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Một loạt chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ là đang phát đi tín hiệu rằng, New Delhi hy vọng tăng cường quan hệ quân sự song phương với những quốc gia này, đồng thời tránh nhìn thấy đang xây dựng liên minh chống Trung Quốc. Ngày 8 tháng 6, sau khi cùng Hải quân Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự chung, hạm đội này của Ấn Độ sẽ đến thăm Philippines.

Trang mạng "Bình luận Âu-Á" Anh cho rằng, trong 4 quốc gia đến thăm của hạm đội nhỏ của Ấn Độ có 3 quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Ấn Độ muốn cùng với "các quốc gia bị Trung Quốc đe dọa về chính trị và quân sự" đứng trên tầm cao chiến lược.

Hoạt động của Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ
Hoạt động của Hạm đội miền Đông, Hải quân Ấn Độ
Đông Bình