Báo Mỹ: Trung Quốc không thể chịu nổi "chiến tranh nóng" trên biển

09/06/2013 16:10
Đông Bình
(GDVN) - TQ sẽ đối mặt với khó khăn về kinh tế và chính trị nếu để xảy ra chiến tranh trên biển, nhưng TQ có thể tìm cách "không đánh mà thắng" dựa vào sức mạnh.
Tháng 5 năm 2013, tàu sân bay USS Nimitz CVN 68, Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập trên biển Đông
Tháng 5 năm 2013, tàu sân bay USS Nimitz CVN 68, Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập trên biển Đông

Tân Hoa xã ngày 8 tháng 6 có bài viết dẫn báo Mỹ cho rằng, khu vực Đông Á - gồm cả Australia, nhưng không gồm Ấn Độ - đang diễn ra sự bành trướng về hạm đội hải quân quy mô lớn.

Căn cứ vào kế hoạch hiện nay, trong 10 năm tới sẽ có khoảng 300 tàu chiến cỡ lớn (gồm tàu hộ vệ và những tàu chiến lớn hơn, trong đó có tàu ngầm và tàu đổ bộ cỡ lớn) và trên 500 tàu tuần tra, tàu quét mìn và tàu tuần phòng có thể tích nhỏ trang bị cho hải quân. Khoảng 60% số tàu chiến này sẽ do Trung Quốc chế tạo, trong đó 5-10% sẽ dùng để xuất khẩu.

Theo trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 6 tháng 6, cuộc chạy đua vũ trang hải quân hiện nay chủ yếu là để tranh đoạt khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, đặc biệt là ở biển Đông. Trung Quốc tìm cách thông qua cái gọi là "tuần tra" dồn dập hơn và trên thế mạnh ở các khu vực tranh chấp này (thực ra là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, không có bất cứ căn cứ lịch sử và pháp lý nào) để giành lấy sự kiểm soát đối với toàn bộ khu vực tranh chấp.

Luật pháp quốc tế  - tức Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quy định, quyền quản lý duy nhất và không thể tranh cãi vùng biển trong 22 km cách đất liền gần nhất thuộc quốc gia có quyền kiểm soát đối với khu vực đất liền này (tức quốc gia ven biển). Điều này có nghĩa là trong tình hình không được phép, tàu thuyền sẽ không thể đi vào những vùng biển "lãnh hải" này.

Tuy nhiên, vùng biển cách đất liền gần nhất trong phạm vi 360 km được cho là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia có quyền kiểm soát đối với đất liền đó. Tất cả các nước có vùng đặc quyền kinh tế có thể quyết định cho ai đánh bắt cá ở khu vực này và khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển (chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt). Nhưng, tất cả các nước có vùng đặc quyền kinh tế không thể cấm đoán bất cứ tàu thuyền nào (gồm cả tàu chiến) được tự do đi lại và lắp đặt đường ống dẫn dầu và dây cáp thông tin.

Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc phụ trách tác chiến trên biển Đông
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc phụ trách tác chiến trên biển Đông

Trung Quốc đã chỉ trích tàu thuyền nước ngoài luôn tiến hành các hoạt động gián điệp/do thám bất hợp pháp ở vùng và TQ coi là "đặc quyền kinh tế" của họ, đồng thời cho biết sẽ xua đuổi những tàu thuyền này. Nhưng, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển hoàn toàn không đưa ra bất cứ quy định nào về vấn đề này.

Theo bài báo, Trung Quốc hiện đang quan tâm nhất đến khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam), quần đảo này có khoảng 100 đảo nhỏ, đá ngầm vòng và rạn san hô, tổng diện tích chỉ khoảng 5 km2, nhưng lại phân bố rải rác ở một vùng biển khoảng 410.000 km2 trên biển Đông.

Vùng biển của những hòn đảo, đá này là một trong những ngư trường nhiều hải sản nhất thế giới, hơn nữa được biết ở đó còn có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt to lớn. Nhiều quốc gia đã đưa ra chủ trương chủ quyền (bất hợp pháp) đối với quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Khoảng 45 hòn đảo của quần đảo này hiện do lượng nhỏ binh sĩ các nước chốt giữ.

Theo bài báo do Bắc Kinh tuyên truyền, Trung Quốc không thể chịu được cái giá phải trả của chiến tranh. Hiện nay, Trung Quốc và các nước đồng minh (CHDCND Triều Tiên và "Nga") đang ở vào thế yếu trên biển, trong khi đó "tất cả các nước láng giềng khác đều phản đối chủ trương (phi pháp) của Trung Quốc" và "đều liên minh với Mỹ và Australia".

Trung Quốc và tất cả những nước này, nhất là Mỹ đều có quan hệ thương mại, hơn nữa nếu Trung Quốc để mặc cho những cuộc va chạm, xung đột này leo thang thành một cuộc "chiến tranh nóng", họ sẽ đối mặt với khó khăn về kinh tế và chính trị.

Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng, họ tiến hành một cuộc chiến "đe dọa và uy hiếp" sẽ có thể chiến thắng, đặc biệt là sau khi sức mạnh của Hải quân Trung Quốc tăng cường hơn nữa. Và điều này có lẽ chính là việc mà Trung Quốc dự định sẽ làm trong 10 năm tới.

Tích cực răn đe vũ lực trên biển Đông là việc Trung Quốc ra sức thúc đẩy trong thời gian gần đây - đó là các cuộc diễn tập "tác chiến biên đội", "tác chiến hạm đội" (giữa 3 hạm đội lớn: Hạm đội Bắc Hải-Hạm đội Đông Hải-Hạm đội Nam Hải) trên biển Đông với các khoa mục rõ ràng là nhằm vào các nước ven biển Đông.
Tích cực răn đe vũ lực trên biển Đông là việc Trung Quốc ra sức thúc đẩy trong thời gian gần đây - đó là các cuộc diễn tập "tác chiến biên đội", "tác chiến hạm đội" (giữa 3 hạm đội lớn: Hạm đội Bắc Hải-Hạm đội Đông Hải-Hạm đội Nam Hải) trên biển Đông với các khoa mục rõ ràng là nhằm vào các nước ven biển Đông.
Đông Bình