Australia không loại trừ giúp Nhật đánh Trung Quốc tranh đảo Senkaku?

17/01/2015 09:58
Việt Dũng
(GDVN) - Chiến thuật mang tính khiêu khích của Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng hung hăng, hăm dọa ở khu vực xung quanh, Australia cần làm kiểu "mơ hồ chiến lược".
Australia-Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên diễn tập quân sự chung từ ngày 7 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014
Australia-Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên diễn tập quân sự chung từ ngày 7 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014

Mạng nhà quan sát thương mại Australia ngày 12 tháng 1 đăng bài viết "Không loại trừ khả năng khai chiến với Trung Quốc" của tác giả Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập tại Bắc Kinh.

Theo bài viết, nếu gần đây kết quả thăm dò dư luận do Viện nghiên cứu quan hệ Australia-Trung Quốc được trao quyền tiến hành là đáng tin cậy, thì đa số người Australia đều có thái độ rất thiết thực đối với chính sách ngoại giao.

Người Australia rõ ràng rất không muốn gây phiền phức cho quan hệ thương mại và ngoại giao quan trọng với Trung Quốc, có tới 68% người được hỏi cho biết, nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự vì đảo Senkaku, Canberra nên từ chối đề nghị tiến hành hỗ trợ do Tổng thống Mỹ đưa ra.

Mặc dù cảm thấy lo ngại đối với việc cuốn vào tranh giành quyền lực nước lớn đa dạng ở Đông Bắc Á là hợp tình hợp lý, nhưng Australia không nên loại trừ khả năng khai chiến với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Đương nhiên, chính như nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr và nguyên Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston nhấn mạnh, một khi hai nước Trung-Nhật leo thang xung đột vũ trang do đảo Senkaku, Australia cam kết trước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nhật Bản và Mỹ là cách làm tùy tiện, không tính tới hậu quả.

Australia-Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên diễn tập quân sự chung "KOWARI 14" từ ngày 7 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014
Australia-Mỹ-Trung Quốc lần đầu tiên diễn tập quân sự chung "KOWARI 14" từ ngày 7 đến ngày 25 tháng 10 năm 2014

Họ lo ngại cam kết như vậy sẽ gây phản ứng phẫn nộ từ Bắc Kinh, sẽ tiếp tục làm trầm trọng hơn sự nghi kỵ của người Trung Quốc, cho rằng, mạng lưới liên minh châu Á do Mỹ đứng đầu là công cụ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.

Ngoài ra, điều kiện cam kết trước cung cấp hỗ trợ quân sự của Australia cũng không chín muồi.

"Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật" quy định, Mỹ-Nhật phải "áp dụng hành động ứng phó các cuộc tấn công vũ trang của bất cứ bên nào xảy ra ở lãnh thổ do Nhật Bản quản lý", trong đó có đảo Senkaku.

Trong khi đó, Hiệp ước an ninh giữa Australia và Mỹ chỉ yêu cầu Australia triển khai hành động bảo vệ Mỹ sau khi lãnh thổ, lực lượng vũ trang, tàu công và máy bay Mỹ bị tấn công.

Điều này có nghĩa là, mặc dù cuộc tấn công đối với đảo Senkaku của Trung Quốc sẽ làm cho Mỹ triển khai hành động, nhưng chỉ có khi hành vi này cũng tạo ra cuộc tấn công nhằm vào Mỹ, Australia mới có nghĩa vụ tiến hành phản ứng.

Xét thấy giữa Australia và Mỹ có ràng buộc ngoại giao và chính trị vững chắc, hơn nữa sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Australia chưa từng từ chối đề nghị tiến hành hỗ trợ quân sự do Mỹ đưa ra, vì vậy Washington có lẽ hoàn toàn có thể kỳ vọng Canberra sẽ tham chiến. Tuy nhiên, giải thích dựa vào mặt chữ chính xác của "Hiệp ước an ninh Mỹ-Australia" hoàn toàn không yêu cầu Australia trực tiếp tham gia.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Australia có thể loại trừ khả năng bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản (được Mỹ ủng hộ) với Trung Quốc vì tranh chấp đảo Senkaku.

Dự tính trong trong mấy chục năm tới, Quân đội Trung Quốc sẽ trỗi dậy trở thành một trong những đội quân lớn mạnh nhất toàn cầu, hơn nữa Bắc Kinh không thể từ bỏ lập trường không thỏa hiệp trên phương diện lãnh thổ, vì vậy chiến thuật mang tính khiêu khích của Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng hung hăng, hăm dọa.

Trong bối cảnh như vậy, Australia giữ lập trường chính thức trung lập trong tranh chấp biển Hoa Đông thực sự có nghĩa là tiến hành cam kết, đó là nếu Trung Quốc lựa chọn để cuộc xung đột này bị quân sự hóa, thì Canberra sẽ không cản đường của Trung Quốc.

Điều này không chỉ sẽ khiến cho Australia bị rất nhiều bạn bè và đối tác châu Á có tranh chấp lãnh thổ kịch liệt với Trung Quốc xa lánh, hơn nữa còn có nghĩa là đã rõ ràng khuyến khích hành động của Trung Quốc.

Phát biểu tuyên bố trung lập chính thức để cho mục tiêu của Trung Quốc được lợi không bằng áp dụng chính sách phù hợp nhất với an ninh khu vực và lợi ích quốc gia của Australia - đó là "mơ hồ chiến lược".

Nói cách khác, Canberra vừa không cam kết trước sẽ tham gia hành động quân sự của Nhật Bản đối với Trung Quốc, có Mỹ hỗ trợ, cũng không nên loại trừ khả năng một khi Tokyo và Washington đưa ra đề nghị viện trợ khai chiến với Trung Quốc.

Thông qua áp dụng lập trường mập mờ nước đôi, Canberra sẽ có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, làm cho Trung Quốc nghi ngờ đối với lực lượng khu vực quan trọng Australia phải chăng bỏ qua hành động của họ.

Ngoài ra, thông qua cho biết sự hỗ trợ quân sự của Australia là điều không chắc chắn, chính sách "mơ hồ chiến lược" này sẽ con làm cho Nhật Bản (được Mỹ ủng hộ) kiềm chế trong việc áp dụng hành động cứng rắn với Trung Quốc.

Sự lo ngại của người Australia đối với việc cuốn vào tranh chấp lãnh thổ gay gắt ở châu Á là có thể lý giải, nhưng hoàn toàn từ chối bày tỏ lập trường sẽ chỉ có lợi cho nước đòi hỏi chủ quyền mạnh nhất, kiên định nhất.

Vì vậy, Canberra không nên tiến hành cam kết trung lập, mà nên giữ lại phương án lựa chọn tham gia cuộc chiến tranh với Trung Quốc của Nhật Bản dưới sự hỗ trợ của Mỹ.

Việt Dũng