3 xu thế phát triển và ứng phó vũ khí hạt nhân mới trên thế giới

03/01/2014 15:28
Việt Dũng
(GDVN) - Tổng quan năm 2013, sự phát triển của tình hình hạt nhân thế giới đã xuất hiện 4 đặc điểm và 3 xu thế nổi bật. Các xu thế này gồm:

Xu thế 1: Nước lớn hạt nhân tiếp tục tối ưu hóa lực lượng hạt nhân

Căn cứ vào nguyên tắc "quản lý an toàn, phù hợp tác chiến", các nước lớn hạt nhân sẽ tiếp tục tối ưu hóa cơ cấu lực lượng hạt nhân.

Mỹ căn cứ vào kế hoạch dự kiến, sẽ tiếp tục điều chỉnh biên chế lực lượng hạt nhân, tăng cường phát triển nhiều loại vũ khí hạt nhân có sức công phá nhỏ, đồng thời đã bắt đầu nghiên cứu phát triển đầu đạn hạt nhân mới thông dụng cho hải, không quân, tạm thời đặt tên là đầu đạn hạt nhân W78/W88-1, dự kiến năm 2025 bắt đầu sản xuất.

Nga sẽ tăng cường xây dựng lực lượng tên lửa hạt nhân xuyên lục địa chiến lược thế hệ mới, tích cực phát triển máy bay ném bom chiến lược mới và lực lượng tác chiến tên lửa hành trình chính xác cao.

Pháp sẽ tiếp tục phát triển tên lửa hành trình dùng cho tàu ngầm và máy bay, cùng với vũ khí đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, tăng cường phát triển lực lượng quân sự có liên quan. Ấn Độ vẫn đang nghiên cứu chế tạo nhiều vũ khí hạt nhân, đẩy nhanh tiến trình đi vào chiến đấu thực tế.

Bom khinh khí đầu tiên của thế giới, sức công phá 10 triệu tấn
Bom khinh khí đầu tiên của thế giới, sức công phá 10 triệu tấn

Xu thế 2: Kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu tồn tại biến số

Mặc dù thực hiện kiểm soát vũ khí hạt nhân, xây dựng "thế giới không có hạt nhân" đã trở thành đồng thuận và theo đuổi của cộng đồng quốc tế, nhưng muốn thực sự thực hiện được còn phải đi một con đường rất dài.

Một là các nước lớn hạt nhân vẫn coi vũ khí hạt nhân là hòn đá tảng quan trọng bảo vệ lợi ích quốc gia, cho rằng vũ khí hạt nhân có thể đạt được mục đích chiến lược hơn bất cứ vũ khí nào khác.

Hai là tồn tại khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 10 tháng 11 trả lời phỏng vấn cho rằng, "vấn đề hạt nhân Iran, Tổng thống thường xuyên không phản đối sử dụng vũ lực, đồng thời đã triển khai lực lượng và vũ khí cần thiết cho thực hiện mục tiêu này".

Ba là các nước ngưỡng cửa hạt nhân coi sở hữu vũ khí hạt nhân là "sức nặng" (con bài) để mặc cả với cộng đồng quốc tế, xem nó là "đường tắt" để nâng cao vị thế quốc tế của mình.

Bốn là tiêu chuẩn kép của các nước hạt nhân phương Tây là trở ngại lớn nhất của thực hiện kiểm soát quân bị. Họ vẫn đang cố gắng hạn chế các nước đối địch phát triển công nghệ hạt nhân, trong khi đó làm như không nhìn thấy đối với những đồng minh và đối tác dự trữ nguyên liệu hạt nhân và phát triển vũ khí hạt nhân, thậm chí còn cung cấp công nghệ hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân cho họ.

Năm là các tổ chức khủng bố quốc tế sẽ không thay đổi lập trường, họ không thể từ bỏ nguyên liệu hạt nhân đã có trong tay, ngoài ra, tiêu chuẩn khác nhau của các nước lớn phương Tây cũng đã cung cấp nhiều cơ hội cho họ.

Tên lửa đẩy M-5 của Nhật Bản có thể lắp đầu đạn 4.000 kg
Tên lửa đẩy M-5 của Nhật Bản có thể lắp đầu đạn 4.000 kg

Xu thế 3: Xu thế phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ càng khó ngăn chặn hơn

Các nước ngưỡng cửa hạt nhân sẽ đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo thiết bị mang theo đồng bộ với vũ khí hạt nhân, cải thiện khả năng tác chiến hạt nhân, đồng thời tìm cách làm cho vị thế quốc gia hạt nhân của họ được hợp pháp hóa, trở thành thành viên của câu lạc bộ hạt nhân thế giới.

Ấn Độ dựa vào mục tiêu "tam vị nhất thể", tập trung tăng cường thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm gần Prithvi-2 và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa dòng Agni, nhanh chóng có khả năng vận chuyển đầu đạn hạt nhân. Đồng thời còn đang chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới, nghiên cứu chế tạo tên lửa Dhanush cho tàu chiến có thể lắp đầu đạn hạt nhân và tầm phóng 350 km, máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu có thể tiến hành tấn công hạt nhân.

Pakistan sẽ tập trung cải thiện tầm bắn của tên lửa, đẩy nhanh phát triển tên lửa hành trình Hatf-2 tầm bắn 180 km và Hatf-7 tầm bắn 700 km, tiếp tục tiến hành thử nghiệm tăng tầm bắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung, nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình hạt nhân mới và đầu đạn hạt nhân nhẹ hơn, nhỏ hơn.

CHDCND Triều Tiên sẽ đẩy nhanh tiến trình đưa vào chiến đấu thực tế vũ khí hạt nhân. Báo cáo "Tiến trình nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên do Mỹ công bố vào tháng 4 cho rằng, nguyên liệu hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có thể chế tạo 6-8 đầu đạn hạt nhân, họ có thể sở hữu 30-50 kg plutonium phân tách.

CHDCND Triều Tiên đang tăng cường khả năng sản xuất và điều động vũ khí hạt nhân, đầu đạn hạt nhân phát triển thu nhỏ, hơn nữa sẽ có khả năng bắn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.

Tên lửa đẩy N-2 Nhật Bản
Tên lửa đẩy N-2 Nhật Bản

Israel sẽ đẩy nhanh phát triển phương tiện phóng tầm xa, cải thiện tầm bắn tên lửa, mở rộng quy mô lực lượng tàu ngầm hải quân, nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình mới có thể lắp đầu đạn hạt nhân, phát triển tên lửa xuyên lục địa trên nền tảng tên lửa đẩy Shavit.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ Kyle tháng 6 cho biết, muốn triển khai khoảng 200 đầu đạn hạt nhân ở 6 căn cứ tại 5 nước như Aviano và Ghedi của Italy, Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, Busschere của Đức, Felkel của Hà Lan, Kleine Borouger của Bỉ, trong đó 3 căn cứ của Italy và Thổ Nhỉ kỹ là địa điểm triển khai chủ yếu, có thể thấy các nước lớn hạt nhân đã trở thành nguồn gốc phổ biến hạt nhân.

Tên lửa đẩy TR-1A Nhật Bản có thể cải tiến thành tên lửa tầm ngắn
Tên lửa đẩy TR-1A Nhật Bản có thể cải tiến thành tên lửa tầm ngắn

Năm 2013, Hải quân Ấn Độ đã đầu tư 22,9 triệu USD dùng cho hệ thống thông tin dưới nước của tàu ngầm hạt nhân có thể "chu du" toàn cầu, các nước như Brazil, Pakistan tích cực phát triển công nghệ tàu ngầm hạt nhân.

Thực trạng tình hình và triển vọng hạt nhân thế giới không yên ổn cũng đem lại rất nhiệu gợi ý: Một là các động thái hạt nhân quốc tế liên quan đến an ninh sinh tồn của toàn bộ loài người, cần quan tâm chặt chẽ.

Hai là cần đi sâu nghiên cứu chiến lược hạt nhân phù hợp với tình hình của từng đất nước của, xác lập một cách khoa học chiến lược và sách lược ứng phó với môi trường hạt nhân quốc tế phức tạp.

Ba là phát huy vai trò cân bằng kiểm soát vũ khí hạt nhân và phòng chống phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, phản đối bất cứ nước nào sử dụng vũ khí hạt nhân. Bốn là xây dựng tốt lực lượng hạt nhân chiến lược hiện đại và có hiệu quả, làm cho nó phù hợp với vị thế của Trung Quốc và đáng tin cậy.

Năm là bảo đảm an ninh hạt nhân của bản thân, tiếp tục hoàn thiện các phương pháp, biện pháp kỹ thuật và luật pháp có liên quan, xóa bỏ mầm họa an ninh hạt nhân, nhanh chóng hình thành khả năng ứng phó khẩn cấp hạt nhân.

Tên lửa đẩy H-2 Nhật Bản
Tên lửa đẩy H-2 Nhật Bản
Việt Dũng