Người học sẽ chịu thiệt khi có nhầm lẫn trong Luật Giáo dục nghề nghiệp

27/03/2015 07:17
Xuân Trung
(GDVN) - Nếu như những điều chuyên gia nhận định về những nhầm lẫn nội dung trong Luật Giáo dục nghề nghiệp là có cơ sở thì người học sẽ chịu thiệt thòi lớn nhất.

Dù được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 8, nhưng Luật Giáo dục nghề nghiệp vẫn để ngỏ cơ quan quản lý nhà nước chung cho hệ thống các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề sau khi đã hợp nhất về một đầu mối.

Ngoài ra, một số nội dung nhầm lẫn trong luật này còn được chuyên gia chỉ ra cụ thể, điều này đã phần nào thấy được những thiếu sót cơ bản ở Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Những nhầm lẫn tập trung vào các nội dung như coi Giáo dục nghề nghiệp là một lĩnh vực đào tạo nhân lực ( có thể thuộc nhiều bậc học, cấp học hay trình độ học khác nhau ) với một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân.

Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp nói: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên”.

Trong Luật đang có sự nhầm lẫn giữa Giáo dục nghề hay Dạy nghề với Giáo dục chuyên nghiệp về mục tiêu đào tạo. Việc nhầm lẫn mục tiêu đào tạo theo chuyên gia sẽ dẫn tới định hướng hợp nhất giữa Giáo dục nghề với Giáo dục chuyên nghiệp làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước…

Thiệt hại cho người học

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Công Chánh – Chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Việt Nam nhận định, những nhầm lẫn như trên  sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người học, và về mặt tổ chức chỉ có một cơ quan được đào tạo nhân lực (Bộ GD&ĐT).

Thứ nữa, nếu coi giáo dục đại học không liên quan tới giáo dục nghề nghiệp là không phải, bởi bản thân giáo dục đại học cũng coi là giáo dục nghề nghiệp nếu có điều chỉnh liên tục trong đào tạo. Và nếu chúng ta tách giáo dục nghề nghiệp ra khỏi giáo dục đại học thì có hiện tượng “dòng chảy” giáo dục đào tạo bị chia cắt.

Từ mầm non đến giáo dục phổ thông thuộc Bộ GD&ĐT, từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đến cao đẳng nghề, chuyên nghiệp thuộc giáo dục nghề nghiệp lại giao bộ khác quản, còn giáo dục đại học giao Bộ GD&ĐT quản. Do đó, việc chia cắt này đang gây nhiều thiệu hại cho người học rất lớn.

Hơn nữa, theo ông Chánh, không những thiệt hại cho người học mà còn thiệt hại cho chức năng quản lí nhà nước, đó là gây nên sự chồng chéo, nếu hai bộ (Bộ LĐTB&XH và Bộ GD&ĐT) cùng tham  gia quản lí nhà nước, và do đó tính chuyên môn hóa không cao.

“Chính những điều này đã làm cho chất lượng đào tạo nhân lực bị rối nhiễu, bởi có khi có những chỗ bỏ trống, có những chỗ lại giẫm lên nhau. Do đó quyền lợi của người học sẽ bị ảnh hưởng. Bác Hồ cũng đã nói, mọi sự ưu tiên của giáo dục thì đều phải coi người học là ưu tiên số một” ông Chánh cho hay.

Người học sẽ chịu thiệt khi có nhầm lẫn trong Luật Giáo dục nghề nghiệp ảnh 1

Chính thức phê duyệt Điều lệ Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam

(GDVN) - Ngày 19/3/2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 182/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Theo ông Chánh, ở câu chuyện này thiệt thòi lớn nhất đối với người học là giáo dục không thừa nhận trình độ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phải lấy nguồn từ giáo dục phổ thông đi lên chứ không thể có nguồn ở đâu. Trong khi nếu tách như hiện nay thì không có sự liên tục trong quản lí, lúc đó ai sẽ là nơi thừa nhận cho giáo dục phổ thông đi lên giáo dục nghề nghiệp? Nếu không thừa nhận thì người học sẽ như thế nào?

Ông Chánh lấy ví dụ, nếu người học đã vào giáo dục nghề nghiệp, học xong các em muốn học cao hơn là qua giáo dục đại học thì ai sẽ thừa nhận trình độ để học tiếp?

Hơn nữa, người sử dụng lao động của giáo dục nghề nghiệp không chỉ ở Bộ LĐ TB&XH sử dụng, mà rất nhiều bộ ngành khác sử dụng. Trong khi bộ này lại đào tạo theo chuẩn của Bộ LĐ TB&XH thì liệu các bộ, ngành khác có sử dụng được nguồn lực mà Bộ LĐ TB&XH đào tạo ra hay không?

Thực trạng này còn cho thấy tính không chuyên nghiệp trong việc sử dụng nguồn nhân lực, do đó nhân lực khó có thể đáp ứng được xu thế thời đại, khó đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

“Vấn đề đặt ra chia cắt như hiện nay là không nên, đầu mối quản lí phải xác định rõ theo luật. Luật tổ chức quản lí Chính phủ là chỉ giao cho một cơ quan quản lí đào tạo nhân lực là Bộ GD&ĐT. Tất cả những điều này đã ổn định, giờ chúng ta xáo trộn thì có lợi ích gì?” ông Chánh đặt câu hỏi.

Sứ mệnh các bộ cần rõ ràng

Có thể thời gian tới sẽ cấu trúc lại hệ thống giáo dục, phân học sinh THPT sẽ đi vào học đại học, nếu như vậy theo ông Chánh giáo dục nghề nghiệp không còn nguồn để đào tạo. Điều này có thể Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh cơ chế tuyển sinh để lấy tất cả các em học phổ thông vào đại học, trong đó Bộ GD&ĐT sẽ đào tạo một hệ thống trường ứng dụng thực hành, lúc này Bộ LĐ TB&XH liệu có can thiệp được hay không?

Người học sẽ chịu thiệt khi có nhầm lẫn trong Luật Giáo dục nghề nghiệp ảnh 2

Nền giáo dục luẩn quẩn khi chỉ dựa vào bằng cấp, thi cử nên phải thay đổi

(GDVN) - Quan điểm của ông Trần Đức Cảnh, chuyên gia đào tạo nguồn nhân lực lâu năm ở Hoa Kỳ, thường xuyên theo dõi hoạt giáo dục nước nhà và có những góp ý thiết thực.

Do đó, nguồn nhân lực sẽ không đảm bảo được theo yêu cầu của nhà quy hoạch, bởi quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực quốc gia do Bộ GD&ĐT chủ trì. Nếu giữa hai Bộ (LĐ TB&XH và GD&ĐT) mạnh ai người nấy quy hoạch thì không thể có thống nhất.

Ông Trần Công Chánh cũng cho biết thêm, xu hướng của chính phủ hiện đại là mỗi một bộ phải là đa ngành, đa chức năng. Do đó, giáo dục và đào tạo đã có chức năng riêng về đào tạo thì hãy để bộ này làm tất cả những vấn đề liên quan giáo dục và đào tạo.

“Tôi cũng mạnh dạn đề xuất có khi phải thêm mộ Bộ Giáo dục nghề nghiệp và Đại học. Nhưng nếu vậy sẽ trái với xu hướng của nền hành chính là bộ phải đa ngành, do đó không nên. Do đó, Bộ GD&ĐT đã có sứ mạng thì hãy cứ để bộ này quản lí trường cao đẳng” ông Chánh cho hay.

Cũng theo quan điểm của ông Chánh, hiện Bộ LĐ TB&XH đang có Tổng cục dạy nghề, cơ quan này vẫn thực hiện chức năng là dạy nghề mà thôi, không nên can thiệp tới nghiệp.

“Nghiệp” nên phải để cho tính liên tục từ lý luận tới thực tiễn để lên tới thạc sĩ, tiến sĩ. Thạc sĩ, tiến sĩ ông Chánh cho rằng cũng là một nghiệp.

Hãy xem giáo dục nghề nghiệp phải được nối tất cả từ nghề để lên tới đại học, chứ không thể cắt chia cao đẳng nghề hay trình độ nào khác. “Hình dung chúng ta xâu chuỗi các quả cam lại với nhau, đương nhiên người tiêu thụ cam nhiều nhất là người trồng cam và quản lí cam. Quan trọng nữa người biết làm ra quả cam này là ai, đó là Bộ GD&ĐT. Do đó người ăn cam nhiều không hẳn là người đi trồng cam” ông Chanh ví von.

Minh chứng cho những điều vừa nói, ông Chánh cho rằng dù trung cấp nghề cho tới lên đại học và sau đại học đều có hai yếu tố nghề - nghiệp trong mỗi con người. Dù có là tiến sĩ cũng phải có nghiệp rất cao nhưng không vì thế mà thiếu nghề.

Xuân Trung