Đến Ngọc Yêu, cùng thầy cô vượt lầy lội gùi chữ lên non cao

03/02/2015 07:01
AN LÊ
(GDVN) - Những con dốc thẳng đứng, đường đèo uốn lượn quanh co nguy hiểm, Từ trung tâm huyện vào đến trường chỉ hơn 30km nhưng chúng tôi đi gần 4 tiếng đồng hồ.

Ngọc Yêu là xã nghèo nhất trong cái huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum. Với hơn 400 hộ gia đình khoảng 1.100 nhân khẩu nằm chênh vênh giữa núi rừng. Từ trung tâm huyện vào đến trường chỉ hơn 30km nhưng chúng tôi đi gần 4 tiếng đồng hồ, đường có chỗ đá sỏi, ổ voi ổ gà, chỗ trơn trượt đất đỏ.

Với những con dốc thẳng đứng, đường đèo uốn lượn quanh co nguy hiểm, con đường duy nhất nối với trung tâm huyện đã bị lũ làm sạt lở. là những thách thức lớn với thầy và trò trường THCS Ngọc Yêu.

Với những con dốc thẳng đứng, đường đèo uốn lượn quanh co nguy hiểm, con đường duy nhất nối với trung tâm huyện đã bị lũ làm sạt lở. là những thách thức lớn với thầy và trò trường THCS Ngọc Yêu.

Cả trường THCS Ngọc Yêu có 17 thầy cô giáo và 206 học sinh người dân tộc Xơ Đăng, tỉ lệ học sinh khá 18 em chiếm 7,96%; tỉ lệ học sinh bỏ học 7 em chiếm 3,09%; tỉ lệ học sinh ở lại lớp 11 em chiếm 4,86%. Trong đó có 14 thầy cô giáo được tăng cường từ nơi khác đến và 4 thầy cô giáo là người địa phương.

Năm 2002, trường mới thành lập tách ra từ trường tiểu học, chỉ mỗi một lớp 6 với 30 em học sinh. Để đến được trường phải hàng chục cây số đường rừng, giờ đã có đường nhưng những con đường nhem nhuốc, lầy lội. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa muốn đi lại lốp xe máy phải quấn dây xích mới tránh được trơn trợt nếu không thì chỉ dùng hai chân làm trụ mà tăng ga nhích xe theo từng bước chân.

Gạo mắm của thấy trò chỉ biết trông vào các gánh hàng rong chở bằng xe gắn máy từ trung tâm huyện. Để hạn giảm thiểu chi phí do đường sá khó đi nên hàng hóa vận chuyển vào giá thành cao hơn thị trường các thầy cô tăng gia sản xuất, trồng thêm đám rau, con gà. Vào mùa mưa, thầy trò phải trữ gạo mắm phòng tránh những lúc ngày mưa lớn, nước suối Tam Rin dâng cao các “công ty di động” không gùi hàng lên được.

Cứ những tưởng nơi rừng núi có nhiều suối thì sẽ không thiếu nước nhưng thực tế các thầy cô ở đây nước chỉ đù dùng cho sinh hoạt tối thiểu. Trước đây cũng có những công trình dẫn nước từ suối về nhưng được vài tháng lại bị hỏng. Trường đầu tư một giếng khoan sâu 100m nhưng cũng chỉ bơm được 5 phút mỗi ngày.

Dù trời mưa to đến mấy thì các em học sinh cũng đội mưa đến trường để học chữ, không bỏ học khi chưa có sự cho phép của nhà trường.

Dù trời mưa to đến mấy thì các em học sinh cũng đội mưa đến trường để học chữ, không bỏ học khi chưa có sự cho phép của nhà trường.

Gặp gỡ thầy cô giáo trường THCS Ngọc Yêu, mỗi người một nỗi niềm

Thầy giáo trẻ Mai Quốc Phượng năm 2010 tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác cũng chia sẽ: “Thật sự điều kiện dạy học và sinh hoạt trong này quá khổ so với một số vùng khác, ngay từ con đường dẫn vào trường vượt qua nó cũng đã là một gian nan. Mặc dù sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình cũng đầy nắng gió nhưng lúc mới vào trường nhiều khi cũng thấy nản muốn bỏ việc. Nhưng nhìn các em ham học, cần cái chữ để sau này xây dựng làng xã thoát khỏi nghèo khó, mình lại thấy thương rồi dần gắn kết với nơi này”.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Đăk Tô, sau khi tốt nghiệp cô Hoàng Thị Lý tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác tâm sự: “Mặc dù đã xác định tư tưởng vào dạy học nơi đây sẽ vô cùng khó khăn nhưng thực tế ở đây lại vượt xa trí tưởng tượng của mình. Những ngày đầu vào công tác là những chuỗi ngày nước mắt chảy dài khi màn đêm buông xuống, cái cảm giác nhớ nhà, nhớ người thân, chông chênh, heo hắt nơi chỉ có núi và rừng”.

Với những thầy cô đã lập gia đình còn thêm bao nhiêu nỗi niềm nhớ vợ, nhớ con. “Vì đường sá quá khó khăn, không thể tranh thủ vào dịp cuối tuần mà vài ba tháng mới xin nghỉ phép để về thăm vợ, thăm con. May ra vào dịp hè còn được ở bên vợ con nhiều hơn một chút” - thầy Linh ngậm ngùi.

Thế nhưng sống và gắn bó cùng các em học sinh và người dân người Xê Đăng lại cảm thấy được sự chân thành và hiếu học của các em, dù trời mưa to đến mấy thì các em học sinh cũng đội mưa đến trường để học chữ, không bỏ học khi chưa có sự cho phép của nhà trường, tỉ lệ chuyên cần đạt tới 97%. Đó là nguồn động viên, khích lệ các thầy cô giáo bám lớp, bám trường.

Năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường đạt 49%. Đặc biệt các học sinh nhà trường tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện đều giành được giải, đó là A Huấn đoạt giải Nhì môn ngữ văn, A Minh Tuấn đoạt giải Ba môn Anh văn.

AN LÊ