Bài dự thi số 157: Cái đẹp giản dị trong cách gọi tên

19/10/2012 16:37
Nguyễn Hoàng Oanh
(GDVN) - Ireland. Ireland đẹp quá! – đó là cảm giác choáng ngợp đầu tiên của tôi về đất nước này. Ireland như cô gái tuổi đôi mươi yêu kiều, thướt tha, dịu dàng, có nét đáng yêu. Ireland như chàng trai tràn đầy sức sống, đang vươn mình trỗi dậy, bắt nhịp với cuộc sống. Ireland có cái gì đó thuần túy mà lại rất hiện đại,...rất khó để định nghĩa.
                                           Hà Nội – 2012
Mục đích của việc học tập như tổ chức văn hóa thế giới UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là vô cùng chính xác, sâu sắc và toàn diện. Thật vậy, bản chất của việc học chính là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, nắm vững những lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học. Song, xã hội ngày một phát triển, tri thức đâu chỉ còn gói gọn trong tài liệu thuần tuý là sách vở, lượng thông tin được cung cấp trên báo, đài, mạng Internet đôi khi lại vô cùng quan trọng và hữu ích. Học sinh ít có cơ hội được tiếp xúc thường xuyên với luồng thông tin đòi hỏi sự cập nhật liên tục này, chỉ đến khi bị đặt vào trong những tình huống bắt buộc, họ mới chịu tìm tòi, khám phá và tiếp nhận... Bản  thân tôi cũng là một trong số nhiều học sinh đó.
Tác giả : Nguyễn Hoàng Oanh
Lớp      : 11A3
Trường : THPT Xuân Đỉnh
Gmail   : Hoangoanh2303@gmail.com
Tôi hiếm khi để ý đến chương trình thời sự, ít khi chịu cầm tờ báo lên đọc một cách hoàn chỉnh chỉ đơn giản là tôi đã giành quá nhiều thời gian cho việc tham gia các lớp học thêm, một điều khác tôi nghĩ sách giáo khoa đã là quá đủ đối với lượng kiến thức học sinh phải tiếp nhận. Với môn Toán, chỉ cần học thuộc các công thức và biết cách vận dụng là đủ; môn Anh chỉ đơn thuần là việc học thuộc các mẫu câu, từ mới; học Địa chỉ cần hiểu những ý cơ bản mà người viết sách đề cập vì tôi đâu cần trở thành một nhà hàng hải hay nhà địa lý gì đó,...Tin tưởng mình biết cách tiết kiệm thời gian cho bản thân, vậy mà tôi đã nhầm, một cái nhầm trầm trọng. Sách vở không bao giờ là đủ cho những người muốn sống tốt. Điều tôi không ngờ hơn là yếu tố giúp tôi thay đổi nhận thức lại là một cuộc thi viết – tham gia cuộc thi này là điều tôi rất ghét trước đây bởi lẽ nó rất mất thời gian mà kết quả chẳng bao giờ được như mong muốn. Nhận lệnh từ “cấp trên”: ngày 1/10 phải có bài nộp tham dự cuộc thi viết “Tìm hiểu về Ireland”, tôi uể oải, chán chường search thông tin trên Google với mong muốn cố làm qua loa cho xong để có bài nộp. Song càng tìm hiểu tôi lại càng bị cuốn hút bởi những tít chữ, những bài viết về con người, ẩm thực, tự nhiên,... Ireland. Ireland đẹp quá! – đó là cảm giác choáng ngợp đầu tiên của tôi về đất nước này. Ireland như cô gái tuổi đôi mươi yêu kiều, thướt tha, dịu dàng, có nét đáng yêu. Ireland như chàng trai tràn đầy sức sống, đang vươn mình trỗi dậy, bắt nhịp với cuộc sống. Ireland có cái gì đó thuần túy mà lại rất hiện đại,...rất khó để định nghĩa. Tôi chỉ biết Ireland sống trong tôi thân quen mà gần gũi như chính đất mẹ Việt Nam dù tôi chưa hề đặt chân lên mảnh đất này. Phải chăng giữa miền đất xa xôi ấy với xứ sở thân yêu nơi tôi đang sống có những nét đồng điệu: tìm hiểu về Ireland mà những hình dung trong tôi thường hướng về đất mẹ - sự gắn kết đã làm nên sự lưu luyến, thổi bùng lên ngọn lửa tìm tòi và khám phá.
Hai đất nước, hai châu lục, xa về khoảng cách địa lý song lại thật gần gũi...
Hai đất nước, hai châu lục, xa về khoảng cách địa lý song lại thật gần gũi...
Thiên nhiên đẹp, giản dị và bình yên...
Thiên nhiên đẹp, giản dị và bình yên...
Những con người thuần nông đôn hậu, chất phác,...
Những con người thuần nông đôn hậu, chất phác,...
Tiếng Ireland cất lên giản dị, ngọt ngào, tràn đầy yêu thương như chính con người nơi đây. Ireland nổi bật về nhiều phương diện: Idiostasis (sự ổn định đặc biệt): Ireland là một quốc gia nằm tại phía Tây Bắc châu Âu, chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland. Nước này giáp với Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh) về phía Bắc, giáp với Đại Tây Dương về phía Tây và phía Nam, giáp với biển Ireland về phía đông. Xét trong khu vực thì ít có quốc gia nào có được sự ổn định mang tính lâu dài và bền vững như Ireland. Ireland theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình và hợp tác hữu nghị với các nước theo luật pháp quốc tế, bảo đảm quyền lợi quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp, gìn giữ giá trị dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền. Chính điều này đã đưa Ireland trở thành nơi tốt nhất để sống trên thế giới. Đây là kết quả điều tra "chất lượng cuộc sống" ở 111 nước, do tạp chí The Economist tiến hành năm 2005 với các tiêu chí: thu nhập, sức khoẻ của người dân, tự do, việc làm, cuộc sống gia đình, thời tiết, sự ổn định về chính trị, an ninh, bình đẳng giới và cuộc sống cộng đồng. Economist cho biết Ireland "giành chiến thắng vì họ đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mới như tỷ lệ thất nghiệp thấp và tự do chính trị cũng như việc gìn giữ các yếu tố truyền thống như cuộc sống gia đình, xã hội ổn định". Theo sau Ireland là Thuỵ Điển, Na Uy và Luxembourg. Trong 10 nước hàng đầu có tới 9 quốc gia thuộc châu Âu. Mỹ đứng hàng thứ 13 trong khi Anh đứng hàng thứ 29, thấp nhất trong khối liên minh EU. Các cường quốc công nghiệp như Pháp, Đức chỉ xếp hàng thứ 25 và 26. Thật đáng khâm phục: đất nước – con người Ireland!
Revolution (cuộc cách mạng): Để có được thành công như ngày hôm nay, để có được vị thế cao trên trường quốc tế, Ireland cũng đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh chia cắt lãnh thổ đầy máu và nước mắt, thương vong nặng nề; trải qua cách mạng tư sản đầy sóng gió. Trang sử đấu tranh của nhân dân Ireland là những trang sử hào hùng và bi tráng. Nếu người dân Việt Nam có quyền tự hào về lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, tự hào vì đã giành chiến thắng trước hai thế lực quân sự hùng hậu nhất lúc bấy giờ là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ thì người dân Ireland cũng có niềm tự hào của riêng họ: họ tự hào về Brian Boru - người anh hùng đầu tiên đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc xâm lược bành trướng của người Scandinavia (1014), tự hào về Michael Collins, Eamon De Varela - những người thành lập và đứng đầu Đảng Sinn Fein đưa Ireland đến với Hiệp ước London (1921) thừa nhận sự ra đời của Nhà nước Tự do Ireland,... Mang trong mình là sự chất phác, đôn hậu song người dân Ireland sẵn sàng đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, tình yêu nước trong tim họ là tình yêu bất diệt.
Bước ngoặt lịch sử của Ireland: Lễ kí kết hiệp ước London
Bước ngoặt lịch sử của Ireland: Lễ kí kết hiệp ước London
Economy (nền kinh tế): Ireland gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1955, Thị trường chung châu Âu 1973 (cùng với Anh). Kinh tế Ireland trong những năm gần đây đã chuyển đổi đáng kể từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ tập trung xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế Ireland đạt mức cao bậc nhất thế giới 10% trong giai đoạn 1995-2000 và 7% 2001-2004. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với mức sống theo đầu người chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu, GDP đầu người của Ireland ngày nay đứng thứ 16 trên thế giới. Ireland gia nhập Liên minh châu Âu năm 2002. Hiện nay có hơn 1000 công ty đa quốc gia hoạt động tại đây, hầu hết trong số đó là công ty của Mỹ. Phải nói, trên đường đua kinh tế, Ireland đã xác định được tiềm năng phát triển, xác định thời cơ và thách thức, biết tăng tốc và nghỉ “giữ sức” đúng lúc. Các chính sách phát triển của quốc gia này đều dựa trên tình hình thực tế vì vậy mà nó mang tính thực tế cao. Đây là điểm rất đáng học tập của Ireland.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Ireland
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Ireland
Liberty (sự tự do): Nước Cộng hoà Ireland với Chính phủ là Dân chủ nghị viện, đề cao tuyệt đối nhân quyền và dân quyền. Sự tự do ở đây là sự tự do theo khuôn phép: người dân Ireland sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Bên cạnh việc được Nhà nước bảo hộ, được tự do kinh doanh, tự do hôn nhân, giới tính, tự do Tôn giáo,…người dân có nghĩa vụ phải đóng thuế, lao động công ích,... Cuộc sống ở Ireland phóng khoáng, thoải mái, dễ chịu song quy củ và ổn định.
Chính phủ Dân chủ Nghị viên
Chính phủ Dân chủ Nghị viên
Trách nhiệm là cái giá của tự do.Responsibility is the price of freedom - Elbert Hubbard
Trách nhiệm là cái giá của tự do.Responsibility is the price of freedom - Elbert Hubbard
Buổi tối tại Irish Pub – bar nổi tiếng
Buổi tối tại Irish Pub – bar nổi tiếng
Cổ động viên Ireland và cách cổ vũ độc đáo

Cổ động viên Ireland và cách cổ vũ độc đáo

Anthem (bài quốc ca): Mỗi sáng thứ hai được hát vang lời ca:  “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc,..” là niềm vui, niềm vịnh dự của học sinh Việt Nam. Người Ireland cũng vậy. Quốc ca của họ là bài hát Amhrán na bhFiann (bài ca của chiến binh) với lời ca hùng tráng, nhạc điệu trầm bổng ghi lại những năm tháng chiến đấu hào hùng của các thế hệ trước đồng thời thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sức sống quật cường của con người. Amhrán na bhFiann cất lên có lúc dịu nhẹ như lời tri ân của Thần sông núi, có lúc âm vang, mạnh mẽ như lời của  đại ngàn.
Nature (thiên nhiên): Ireland có địa hình tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo. Vùng trung tâm Ireland chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông và hồ lớn, trong đó con sông dài nhất là sông Shannon chảy qua các hồ Lough Ree và Lough Derg. Các dãy núi cao tập trung ngoài bờ biển trong đó ngọn núi cao nhất là đỉnh Carrantouhill, cao 1040 m. Miền trung tâm và miền đông là nơi tập trung nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ. Hòn đảo Ai-len còn gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù.
Mênh mông một màu xanh trù phú
Mênh mông một màu xanh trù phú
Đỉnh Carrantouhill hùng vĩ
Đỉnh Carrantouhill hùng vĩ
Hãy đến Ireland bạn sẽ được chiêm ngưỡng những phong cảnh tuyệt đẹp như ngọn hải đăng ở mũi Đại Bàng, khu mộ đá Poulnabrone, rất nhiều khu vui chơi giải trí cho trẻ em như Khu bảo tồn Lừa, Mallow, hạt Cork, Công viên Coole, thị trấn Gort, hạt Galway, Công viên quốc gia Wicklow Mountains, hạt Wicklow, và đặc biệt nhất ta sẽ bắt gặp Moher - biểu tượng kỳ vĩ của đất nước Ireland - nơi trở thành bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng như: “Leap Year” (2010) , "Harry Potter và Hoàng tử lai” (năm 2009).
Dublin (thủ đô của Ireland): Một thành phố xinh đẹp và yên bình. Thành phố tọa lạc gần trung điểm của bờ biển Đông Ireland, tại cửa sông Liffey và tại trung tâm của Vùng Dublin. Được thành lập làm một khu định cư của người Viking, thành phố đã là nơi hàng đầu của Ireland trong lịch sử quốc gia này kể từ thời Trung Cổ. Ngày nay, đây là trung tâm văn hóa và kinh tế của đảo Ireland, và là một trong các thủ đô châu Âu có dân số tăng nhanh nhất. Với sự thịnh vượng ngày càng tăng lên, kiến trúc hiện đại đã được du nhập vào thành phố song kiến trúc cổ vẫn không mất đi. Kể từ năm 1995, quang cảnh của Dublin đã thay đổi lớn với nhiều dự án phát triển tư nhân và nhà nước về nhà ở, giao thông và kinh doanh. Dublin đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của Ireland. Dublin rơi nước mắt khi Ireland đau, khi Ireland bị xâm lược, khi người dân Ireland bị bắt làm nô lệ; Dublin vẫy tay hân hoan chào mừng những người con mang chiến thắng từ chiến trường trở về; Dublin chứng kiến cái vươn vai lớn phổng của Ireland; Dublin sẽ mãi là trái tim của người dân Ireland, sẽ mãi là mái nhà ấm áp gợi về kí ức, cổ vũ tương lai.
Ireland cho tôi một tình yêu mới. Nếu tương lai có cơ hội được xuất ngoại chắc chắn một điều: tôi sẽ chọn Ireland. Tôi muốn khám phá, muốn chứng thực tất cả những gì tôi đã tìm hiểu về đất nước có vẻ đẹp “mê mẩn” này; tôi muốn thử cảm giác được sống với bóng hình quê mẹ thân yêu; tôi muốn được thử sức với nền giáo dục tiến bộ nơi đây, muốn có cái bắt tay thân mật với những con người hiếu khách, dễ mến,… Ireland ơi, chờ tôi nhé!
Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 20/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).
Điểm nóng
Du học sinh quảng bá văn hóa Việt trên đất Mỹ Du học sinh Việt tại Pháp tự hào "Tôi yêu Việt Nam"
Bài dự thi số 151: “Ireland – nơi tôi tìm thấy tâm hồn mình” Phương pháp học tập tại nước ngoài
Vòng quanh thế giới ngắm “Chân dung lớp học”

 BDT số 148: Du học tại Ireland - quyết định thay đổi cuộc đời tôi

Nguyễn Hoàng Oanh