Những hình ảnh hiếm về 'một thời để nhớ' của thủ đô Hà Nội (P13)

23/06/2012 07:19
Long Hy (Nguồn ảnh. Hpgrumpe)
(GDVN) - Những bức ảnh về Hà Nội những năm 90 hẳn sẽ còn đọng lại trong tâm trí người dân Hà Nội những kỷ niệm thân thương và ngọt ngào của một thời khó khăn. Hình ảnh những công trình thời Pháp thuộc như Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn... và Văn Miếu Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của người Việt.
Phố Tràng Tiền, trước mặt là Nhà hát lớn. Thời Pháp thuộc: 1) Đoạn đầu đến quảng trường Cách mạng tháng Tám: phố Nước Pháp (rue de France). Sau Cách mạng – phố Đồn Thủy. 2) Đoạn sau gộp với phố Hàng Khay là phố Thợ Khảm (rue des lncrusteurs). Sau đổi là phố Pôn Be (rue Paul Bert). Sau Cách mạng chia làm hai phố: Tràng Tiền và Hàng Khay. Ảnh chụp năm 1991.
Phố Tràng Tiền, trước mặt là Nhà hát lớn. Thời Pháp thuộc: 1) Đoạn đầu đến quảng trường Cách mạng tháng Tám: phố Nước Pháp (rue de France). Sau Cách mạng – phố Đồn Thủy. 2) Đoạn sau gộp với phố Hàng Khay là phố Thợ Khảm (rue des lncrusteurs). Sau đổi là phố Pôn Be (rue Paul Bert).
Sau Cách mạng chia làm hai phố: Tràng Tiền và Hàng Khay. Ảnh chụp năm 1991.
Thời tạm chiếm: gộp hai phố Đồn Thủy + Tràng Tiền thành phố Pháp Quốc (Rue de France). Sau hòa bình lấy lại tên phố Tràng Tiền. Ảnh chụp năm 1991.
Thời tạm chiếm: gộp hai phố Đồn Thủy + Tràng Tiền thành phố Pháp Quốc (Rue de France). Sau hòa bình lấy lại tên phố Tràng Tiền. Ảnh chụp năm 1991.
Ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng. Ảnh chụp năm 1991.
Ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng. Ảnh chụp năm 1991.
Nhà Hát lớn Hà Nội, ảnh chụp năm 1991.
Nhà Hát lớn Hà Nội, ảnh chụp năm 1991.
Bắc Bộ Phủ, từng có tên là Phủ thống sứ Bắc Kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ. Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Bắc Bộ Phủ, từng có tên là Phủ thống sứ Bắc Kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ. Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
Sở Tài chính (Direction des Finances) do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928. Hiện nay, nơi này là trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh chụp năm 1991.
Sở Tài chính (Direction des Finances) do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế năm 1924 và được khởi công xây dựng năm 1925, hoàn thành năm 1928. Hiện nay, nơi này là trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh chụp năm 1991.
Cổng chính dẫn vào Văn miếu Quốc Tử Giám, xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
Cổng chính dẫn vào Văn miếu Quốc Tử Giám, xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
Hàng bia đá khắc tên các ông trạng, thám, tiến sĩ đỗ đạt trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh chụp năm 1991.
Hàng bia đá khắc tên các ông trạng, thám, tiến sĩ đỗ đạt trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh chụp năm 1991.
Một người trông coi trong Văn Miếu. Ảnh chụp năm 1991.
Một người trông coi trong Văn Miếu. Ảnh chụp năm 1991.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh chụp năm 1993.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh chụp năm 1993.
Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Ảnh chụp năm 1993.
Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Ảnh chụp năm 1993.

82 bia đá khắc tên những người đỗ đạt trong suốt hơn 700 năm khoa cử thời phong kiến Việt Nam.Năm 1993, những hàng bia đá vẫn chưa được xây dựng mái che.
82 bia đá khắc tên những người đỗ đạt trong suốt hơn 700 năm khoa cử thời phong kiến Việt Nam.Năm 1993, những hàng bia đá vẫn chưa được xây dựng mái che.
"Thương thay thân phận con rùa., Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia".
"Thương thay thân phận con rùa.,
Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia".
Các em bé học vẽ bên bia đá tiến sĩ trong Văn Miếu, 1993.
Các em bé học vẽ bên bia đá tiến sĩ trong Văn Miếu, 1993.
Bia tiến sĩ bên cạnh Thiền Quang Tỉnh, 1993.
Bia tiến sĩ bên cạnh Thiền Quang Tỉnh, 1993.
"Vạn thế sư biểu" - vị thầy của muôn đời Khổng Tử.
"Vạn thế sư biểu" - vị thầy của muôn đời Khổng Tử.
Tượng thờ Khổng Tử tại Văn Miếu Hà Nội, 1993.
Tượng thờ Khổng Tử tại Văn Miếu Hà Nội, 1993.
Long Hy (Nguồn ảnh. Hpgrumpe)